Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không để “dịch chồng dịch”

Sáng 21-9-2020, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh, an toàn tiêm chủng tại 700 điểm cầu trên cả nước.

sáng 21-9-2020, bộ y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh, an toàn tiêm chủng tại 700 điểm cầu trên cả nước. theo dự báo của ngành y tế, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trong các tháng cuối năm và nguy cơ “dịch chồng dịch” nếu không quyết liệt phòng, chống.

Tập trung phòng dịch bệnh

Điểm cầu tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Điểm cầu tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết bệnh sốt xuất huyết (SXH) là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc cao trên thế giới. Tại Việt Nam, tính đến tuần thứ 37, ghi nhận trên 70.000 ca SXH, giảm so với cùng kỳ 2019, nhưng trong vài tuần gần đây số ca mắc lại gia tăng nhanh, tập trung ở miền Nam chiếm 57%, miền Trung 33% và số ca mắc SXH chủ yếu trên ở người trên 15 tuổi. Qua giám sát huyết thanh, không có sự khác biệt về tuýp vi-rút lưu hành, D1, D2 chiếm chủ yếu với 90%. Hiện đang mùa mưa, số ca SXH bắt đầu gia tăng, có thể đạt đỉnh vào khoảng tháng 10 và tháng 11.

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục chủ động, triển khai quyết liệt các hoạt động chống dịch; tập trung cho công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng, xử lý, điều trị kịp trời, tránh bệnh diễn biến nặng và dịch lây lan; tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, phát động mỗi gia đình một tuần dành 15 phút để dọn dẹp phế thải, kiểm tra các dụng cụ chứa nước nhằm diệt lăng quăng.

Còn bệnh bạch hầu (BH), nhờ tiêm chủng, số ca bệnh giảm mạnh. Số ca mắc giảm nhiều lần so với trước thời điểm triển khai tiêm chủng mở rộng, từ 3.487 trường hợp mắc năm 1983 xuống còn khoảng từ 6 đến 53 ca mắc/năm (giai đoạn 2004-2019). Từ đầu năm 2020 đến nay, ghi nhận 198 trường hợp dương tính (138 ca bệnh và 60 người lành mang trùng). Các ca bệnh tập trung ở khu vực Tây Nguyên (172 trường hợp), miền Trung (22 trường hợp), miền Nam (4 trường hợp); trong đó 4 ca Tu vong tại các tỉnh: Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1 ca. So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc tăng 157 trường hợp, Tu vong tăng 1 trường hợp. Trong số ca bệnh, 80% không được tiêm chủng hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm chủng.

Theo cục y tế dự phòng, sau khi triển khai ngay tiêm vắc-xin chống dịch bh, tháng 8-2020, số ca bệnh bắt đầu giảm. theo lãnh đạo cục y tế dự phòng, khi người dân có triệu chứng bệnh, đến các trạm y tế khám thì nhân viên y tế không nghĩ đó là bh do thời gian đã lâu không có ca bệnh. cục y tế dự phòng đề nghị 4 tỉnh đắk lắk, gia lai, kon tum và đắk nông hoàn thành triển khai quyết định số 3054 /qđ-byt ngày 15/7/2020 của bộ y tế về việc tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bh; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin; duy trì tiêm chủng mở rộng và đẩy mạnh tiêm chủng dịch vụ, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng bh đạt trên 95% tại tất cả các xã, phường, thị trấn.

Ông trần như dương, phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, cũng cho biết: quyết định 3593/qđ-byt ngày 18/8/2020 hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bh của bộ y tế là quyết định mới nhất, có tính pháp lý, chuyên môn cao nhất về bệnh bh từ trước đến nay. với bệnh bh, cần triển khai biện pháp chống dịch ngay cả khi nghi ngờ ca bệnh. ca nghi ngờ cần được cách ly, khoanh vùng, điều tra người tiếp xúc gần, sau đó xét nghiệm. triển khai xử lý ca bệnh bh ngay trong vòng 24 giờ.

Phun Thu*c diệt muỗi trong nhà dân ở phường Thới An, quận Ô Môn.

Phun Thu*c diệt muỗi trong nhà dân ở phường Thới An, quận Ô Môn.

Duy trì tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Về tiêm chủng, trong 8 tháng năm 2020 chưa đạt kế hoạch. theo thứ trưởng bộ y tế đỗ xuân tuyên, nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh có vắc-xin bảo vệ. các tỉnh, thành tập trung xóa vùng “lõm” tiêm chủng, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương dương thị hồng đề nghị các tỉnh, thành rà soát và thực hiện tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin dpt-vgb-hib. tổ chức tiêm vét cho các đối tượng bị hoãn tiêm trong thời gian giãn cách do dịch covid-19. tổ chức tiêm vét cho trẻ hoãn tiêm ngay trong tháng để đảm bảo tiến độ và phòng bệnh kịp thời. từ tháng 9-2020 sử dụng 2 vắc-xin dpt-vgb-hib (combe five và sii). sử dụng dpt-vgb-hib (sii) để bù đủ mũi cho trẻ trên 1 tuổi chưa tiêm chủng đầy đủ. cán bộ y tế cần tư vấn cho người thân trực tiếp chăm sóc trẻ các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng như: tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ (nếu có sốt phải đo nhiệt độ); phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…); trẻ có những phản ứng sốt, quấy khóc,... để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nặng. khuyến cáo người dân đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

Phát biểu kết luận hội nghị, thứ trưởng bộ y tế đỗ xuân tuyên đề nghị các sở y tế tham mưu tăng cường phòng, chống dịch bệnh lồng ghép hoạt động phòng, chống covid-19. “công tác phòng, chống dịch thành công hay thất bại thì vai trò của người dân rất quan trọng. công tác này phải được thực hiện từ hộ gia đình. người dân có tự giác thực hiện thì mới thành công, mới bền vững”- thứ trưởng khẳng định, đồng thời đề nghị thành lập và phát huy vai trò của tổ phòng, chống dịch cộng đồng. ngành y tế các cấp phối hợp với ngành giáo dục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong trường học. các tỉnh, thành phố quyết liệt chống dịch; thực hiện tốt chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, không để “dịch chồng dịch” ở bất cứ địa phương nào; rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch; tham mưu ban hành kế hoạch chống dịch theo mùa.

Cần Thơ
Sốt xuất huyết có chiều hướng tăng

Tại Cần Thơ, trong 44 loại bệnh truyền nhiễm có 4 loại có ca mắc tăng so với cùng kỳ 2019: thương hàn (6/5 ca), uốn ván khác (9/5 ca), viêm não Nhật Bản (1/0 ca), tiêu chảy (1.120/969 ca).
Riêng bệnh SXH có 834 ca (cùng kỳ 2019 có 1.182 ca); sởi 187/371 ca; tay chân miệng 341/916 ca. Số ca bệnh SXH trong tháng 7 có 101 ca, tháng 8 có 176 ca và 19 ngày đầu tháng 9 có 145 ca, tăng mạnh so với đầu năm 2020. Toàn thành phố có 125 ổ dịch SXH, giảm 131 ổ dịch. 100% ổ dịch được xử lý, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và phun hóa chất bán kính 200m quanh ổ dịch. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tiếp tục phối hợp các đơn vị tăng cường truyền thông; tăng cường giám sát ca bệnh, phát hiện sớm, bao vây và dập dịch, không để lây lan; tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng, phun hóa chất diện rộng trong tháng 9 và tháng 11-2020.

Bài, ảnh: H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/khong-de-dich-chong-dich--a125648.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY