Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Không hiếm gặp chứng tiểu đường giả ngày Tết!

Không chỉ mang mối nguy tiềm ẩn dẫn đến tăng cân, béo phì mà ăn quá nhiều thực phẩm ngọt ngày Tết khiến nhiều người phải đi khám ngay đầu năm vì ngỡ bị tiểu đường.

Vô số các loại thực phẩm, bánh kẹo ngọt ngày Tết hấp dẫn trẻ Chị Thu Lan (Nghệ An) giờ vẫn không quên nổi ngày đầu năm mới năm ngoái phải đưa con vào bệnh viện tỉnh Nghệ An khám vì bỗng nhiên thằng bé 2 tuổi nhà chị đi tiểu rất nhiều, lúc sau lũ lượt kiến ruồi bâu đến.

Trước đó, chị cho con về quê ăn Tết cùng ông bà từ 25 âm lịch. Về nhà, thằng cu nhất định không chịu uống sữa bột mà đòi uống sữa Milo của anh họ. Vị ngọt, thơm của vị sữa này khiến cu cậu rất thích, ngày uống cả 6 gói. Chưa kể, gần Tết nên ông bà đã sắm sửa bánh kẹo, cháu nội về được ông bà cưng chiều cho ăn thoải mái.

Đến 30 Tết hai vợ chồng chị mới về đến nhà, cũng chưa nhận thấy sự thay đổi này, chỉ thấy con liên tục đi tè, lại nghĩ chắc con uống quá nhiều nước. Đến sáng mùng một, ăn uống xong, chuẩn bị đưa con đi chúc Tết họ hàng, làng xóm thì cu cậu đòi đi tè và tè luôn ra sân nhà ông bà. Chuẩn bị đồ đạc xong xuôi, cả nhà lên xe đi chúc Tết thì chị thấy bãi nước tiểu của con đã có chi chít kiến, ruồi bâu đến. Quá lo lắng, hai vợ chồng thay vì đi chúc Tết đã chở thẳng con tới viện khám. Xét nghiệm nước tiểu thấy có đường trong nước tiểu, bác sĩ đã bắt bé ở lại viện chờ đến lúc đói lấy máu xét nghiệm, may mắn lượng đường trong máu vẫn ở dưới ngưỡng cho phép.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, hiện tượng có đường trong nước tiểu nhưng xét nghiệm máu lúc đói thì không phát hiện như cháu bé trên không phải là cá biệt mà khá hay gặp trong ngày Tết, không chỉ gặp ở trẻ em, mà cũng xảy ra ở cả người lớn, còn gọi là hiện tượng tiểu đường giả.

Bởi ngày Tết, thực phẩm ngọt đường được rất nhiều người ưa chuộng trong ăn uống. Khi ăn một khối lượng đường rất nhiều trong một thời điểm nhất định thì chuyển hóa đường của cơ thể không đáp ứng nổi, làm tăng đường huyết nhất thời, dẫn đến hiện tượng một số cháu có thể tìm thấy đường trong nước tiếu sau bữa ăn.

“Nếu tìm thấy đường trong nước tiểu sau bữa ăn, điều đó cảnh báo chúng ta rằng chúng ta đã ăn một bữa quá nhiều đường. Nếu cứ duy trì thì không tốt cho cơ thể, lâu dần sẽ khiến từ tiểu đường giả thành tiểu đường thật. Bởi lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao khiến cơ thể, tuyến tụy lập tức tiết ra insulin để kéo lượng đường trong máu xuống. Đó là một S*nh l* bất bình thường. Tuyến tụy cùng một lúc phải sản xuất quá nhiều insulin đến lúc nó mệt không sản xuất nổi nữa sẽ khiến thành đái tháo đường thật”, TS Dũng cảnh báo.

TS Dũng đưa ra lời khuyên, nếu thấy có hiện tượng khi đi tiểu mà kiến ruồi bâu vào bãi nước tiểu, tốt nhất nên cho người bệnh đi thử đường huyết lúc đói để xác định là tiểu đường giả hay thật. Nếu xét nghiệm máu khi đói mà lượng đường huyết vẫn cao cho thấy tuyến tụy bắt đầu phản ứng kém, lười sản xuất insulin hơn cần có sự tham vấn của bác sĩ để lựa chọn chế độ ăn phù hợp.

“Ăn quá nhiều đường (gồm bánh kẹo, nước ngọt…) trong ngày Tết rất nguy hiểm vì làm hại tuyến tụy. Vì thế, người lớn cần tự điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp, không ăn quá nhiều đồ ngọt. Với con trẻ cũng cần sự nhắc nhở, giám sát, tránh trường hợp đường huyết tăng bất thường vì ăn quá nhiều đồ ngọt. Tái diễn hiện tượng này nhiều lần, nhiều ngày sẽ thực sự khiến tuyến tụy mệt mỏi, không còn tiết insulin thì sẽ rất nguy hiểm, vì khi đó là tiểu đường thực sự”, TS Dũng cảnh báo.

Theo Hồng Hải - Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khong-hiem-gap-chung-tieu-duong-gia-ngay-tet-n26296.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY