Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế

(HNMO) - Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vắc xin không theo hướng dẫn...

(hnmo) - bộ y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vắc xin phòng covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vắc xin không theo hướng dẫn của bộ y tế. do đó, bộ y tế đề nghị, không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của bộ y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng covid-19, bộ y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Ngày 16-9, Bộ Y tế có Công văn số 7717/BYT-DP về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của chính phủ, thủ tướng chính phủ, bộ y tế, các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo hướng dẫn của bộ y tế. tuy nhiên gần đây, bộ y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vắc xin phòng covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vắc xin không theo hướng dẫn của bộ y tế. điều này có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện chiến lược tiêm chủng của việt nam.

Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8-7-2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Bộ Y tế cũng đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng trên địa bàn sử dụng kết hợp 2 liều vắc xin phòng Covid-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27-7-2021 và Công văn số 7548/BYT-DP ngày 10-9-2021 của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vắc xin phòng Covid-19. Nếu có các cách kết hợp vắc xin khác, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Cùng với đó, các địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng, thực hiện kiểm tra các cơ sở tiêm chủng, điểm tiêm chủng trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định. Tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng nếu vi phạm các quy định chuyên môn, xảy ra sai sót và xử lý theo quy định.

Theo Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa 16-9, Việt Nam đã thực hiện được 32.375.467 mũi vắc xin phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 38 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 các loại khác nhau, trong đó nhiều nhất là vắc xin AstraZeneca.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1012197/khong-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cho-lua-tuoi-ngoai-huong-dan-cua-bo-y-te)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY