Tâm sự hôm nay

Kiểm soát đường huyết - cách hạn chế biến chứng do đái tháo đường

Theo PGS.TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền, BV Lão khoa Trung ương, trong các biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh đái tháo đường, biến chứng cấp tính ít gặp hơn còn biến chứng mạn tính ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh (ĐTĐ). Dự báo con số này có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Tuy nhiên chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Hiện nay ĐTĐ là 1 trong 4 nguyên nhân dẫn đến Tu vong hàng đầu trong các bệnh không lây nhiễm. Cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do ĐTĐ.

Biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường

PGS.TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền- Giảng viên ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa đường có thể ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, từ chuyển hóa đường đến chuyển hóa đạm, mỡ... ảnh hưởng tới các mạch máu nhỏ như tê bì bàn chân, gây viêm loét bàn chân, bệnh về mắt, bệnh thận hoặc tác động vào các mạch máu lớn gây ra tổn thương ở hệ thống thần kinh từ đó gây ra các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có thể Tu vong.

Theo nghiên cứu, một người mắc ĐTĐ thì tuổi thọ giảm 6 năm, nếu người đó vừa mắc ĐTĐ vừa có bệnh lý tim mạch tuổi thọ sẽ giảm 12 năm. Tỷ lệ do ĐTĐ tăng rất cao, lên tim mạch tăng gấp 4-6 lần, thậm chí có nguy cơ Tu vong. PGS Huyền cho biết, chi phí điều trị biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ cao hơn chi phí điều trị bệnh ĐTĐ. Do đó người dân cần nâng cao nhận thức , kiểm soát căn bệnh của mình để phát hiện sớm, giảm thiểu của bệnh.

PGS.TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền- Giảng viên ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Theo PGS Huyền, có 2 loại biến chứng là biến chứng cấp và mạn. Biến chứng cấp là biến chứng đến đột ngột như tăng đường máu quá cao dẫn đến hôn mê tăng đường máu, thường gặp ở bệnh nhân không được điều trị hoặc đang điều trị mà bỏ Thu*c, hay trong quá trình điều trị sử dụng Thu*c không hợp lý, bỏ ăn bị hạ đường máu…

Tuy nhiên biến chứng mạn tính thường gặp hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gia tăng tỉ lệ Tu vong. PGS Huyền chia sẻ, cứ 5/10 trường hợp ngay khi phát hiện bệnh đã có ít nhất 1 biến chứng chủ yếu ở mạch máu nhỏ .

Biến chứng của ĐTĐ làm ảnh hưởng tới mạch máu, xơ vữa mạch máu gây tai biến, đột quỵ, làm tổn thương đáy mắt, gia tăng tỉ lệ mù lòa, rối loạn tưới máu cho chi gây tê bì, nhiễm trùng bàn chân, tổn thương mạch vành. Ngoài ra, bệnh ĐTĐ còn gây tổn thương noron thần kinh, các rối loạn không nhận biết, không cảm giác đau. PGS Huyền lấy ví dụ như bệnh nhân bị bệnh mạch vành nhưng không xuất hiện cơn đau ngực do đã bị tổn thương thần kinh. Nếu đường máu trên 15mmol/l thì hệ miễn dịch của bệnh nhân còn suy giảm dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

Làm sao để phát hiện sớm biến chứng do đái tháo đường?

Theo Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, việc tái khám định kỳ bệnh ĐTĐ rất quan trọng, tuy nhiên tần suất tái khám bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi mắc bệnh hoặc có các bệnh mạn tính kèm theo.

Ví dụ nếu người trẻ mới phát hiện ĐTĐ, chưa có biến chứng, trị số đường máu ổn định hoặc người dưới 50 tuổi bị ĐTĐ, khả năng lao động tốt và không có biến chứng, không có bệnh tim mạch kèm theo hay người bệnh không có tổn thương mạch máu, mắt ổn định, kiểm soát đường huyết tốt thì có thể kiểm tra bệnh ĐTĐ của mình mỗi 6 tháng đến 1 năm.

Kiểm soát đường huyết để giảm thiểu biến chứng do đái tháo đường

PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền chỉ rõ, để phòng biến chứng của ĐTĐ, bệnh nhân cần quản lý bệnh của mình thật tốt, quan trọng nhất là kiểm soát được đường máu. Bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị theo phác đồ, theo dõi định kỳ, không được tự ý bỏ Thu*c. Kiểm soát đường máu càng tiệm cận với mức bình thường càng tốt. Cụ thể đường máu khi đói dưới 7 mmol/l (giao động từ 4-7mmol/l ), còn sau bữa ăn 2 giờ dưới 10mmol/l, một số đồng nghiệp có thể giảm hơn là mức 9mmol/l ở người trẻ, hba1c (chỉ số đường máu trung bình 3 tháng trở lại đây là dưới 7%). Ngoài ra bệnh nhân cần kết hợp với việc ăn uống, tập luyện và dùng Thu*c đầy đủ….

Có một số đối tượng cần tầm soát bệnh sớm và nhiều hơn là người bệnh có yếu tố tổn thương thận, tổn thương thành mạch, kèm theo có tổn thương mắt, bệnh nhân có mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút thì khám 3-6 tháng/lần. Đặc biệt mức giảm cầu thận dưới 45ml/phút thì khám 3 tháng/1 lần.

Theo PGS Huyền, với những người có nguy cơ cao mắc bệnh như trong gia đình có người bị đái tháo đường, người thừa cân béo phì, ít vận động, người đẻ con trên 4kg, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp …. khi đi khám sức khỏe mỗi 6 tháng cần kiểm tra chỉ số lipid máu. Tuy nhiên những người đã mắc bệnh ĐTĐ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ cũng như thời gian tái khám nhằm phát hiện sớm biến chứng của bệnh.

Sở dĩ nhiều người mắc bệnh ĐTĐ mà không biết là do người dân thường có thói quen đi xét nghiệm máu khi đói, thực tế là nhiều người bệnh ĐTĐ bị tăng đường máu sau ăn. Chính vì thế, những người có yếu tố nguy cơ cần xét nghiệm đường máu sau ăn, PGS Huyền khuyên. Những trường hợp này, bệnh có thể tấn công nhiều năm mà không biết, làm gia tăng tỷ lệ biến chứng ĐTĐ.

BS Huyền cho biết, có những bệnh nhân khi mới phát hiện bị ĐTĐ nhưng đã xuất hiện biến chứng ngay. Còn có những trường hợp mắc bệnh hàng chục năm mới bị biến chứng. Nên BS thường khuyên bệnh nhân mắc ĐTĐ rằng, cần tự kiểm tra bàn chân hàng ngày, ngay lần đầu kiểm tra mắt mà không bị biến chứng có thể khám mắt 1 năm / lần. … Nếu bệnh nhân ĐTĐ càng có bệnh kèm theo hoặc nhiều nguy cơ thì thời gian tái khám càng gần.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kiem-soat-duong-huyet-cach-han-che-bien-chung-do-dai-thao-duong-n167990.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY