Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kỳ diệu cô gái 23 lần phẫu thuật phức tạp vẫn thi đỗ Đại học Y Hà Nội

Cách đây đúng 8 năm, không ai nghĩ cô bé Nguyễn Anh Nhi, bây giờ là tân sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội lại có thể sống sót kỳ diệu và vươn lên đầy nghị lực. Trải qua 23 lần phẫu thuật tại BV Hữu nghị Việt Đức, Nhi đã thoát cửa tử, vươn lên thực hiện ước mơ trở thành nhân viên y tế để góp sức cứu nhiều người bệnh như em đã từng được các y bác sĩ cứu sống.

Mất thành bụng, lộ rõ nội tạng sau va chạm với xe chở cát

Nhớ lại cái ngày cách đây 8 năm (1/12/2011) anh Nguyễn Anh Tuấn, bố của Nhi vẫn còn tâm trạng hãi hùng khi được thông báo con gái bị T*i n*n giao thông: Sau khi tan trường, vẫn còn đồng phục trên người cháu bị T*i n*n va chạm với xe tải chở cát khi đi trên đường. Trên người Nhi chỉ thấy bê bết máu, tuy nhiên còn thở và cử động nên sau giây phút kinh hoàng mọi người quyết định khẩn cấp chuyển đi cấp cứu tại BVĐk huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa sau đó chuyển thẳng ra BV Hữu nghị Việt Đức với hy vọng cứu bệnh nhân.

Đến BV Hữu nghị Việt Đức, Nhi được đưa ngay lập tức vào phòng phẫu thuật, ca mổ tiến hành xuyên đêm đến tận sáng ngày hôm sau với một loạt các tổn thương nghiêm trọng: đụng dập và mất toàn bộ tổ chức thành bụng, đại tràng và ruột non tổn thương trên nhiều đoạn, mất rất nhiều máu trong ổ bụng. Các bác sĩ và nhân viên y tế đã cố gắng mọi nỗ lực đễ giữ lại được sự sống mong manh cho cháu.

Biên bản phẫu thuật ghi: Cắt toàn bộ đại tràng, toàn bộ tử cung buồng trứng 2 bên, một phần bàng quang và niệu quản. Quan trọng nhất là mất hầu hết thành bụng nên sau mổ bệnh nhân được đặt miếng gạc che tạm các nội tạng bên trong để chăm sóc.


Sau điều trị 3 tháng đã hình thành sẹo và có tổ chức che thành bụng.

Và điều kì diệu đã xảy ra, sau ca mổ cấp cứu Nhi đã dần dần cháu tỉnh lại, mở mắt và nhận ra mọi người, và con đường chinh phục và chiến đấu với bệnh tật của Nhi bắt đầu. Những tháng ngày tiếp theo, Nhi coi BV Hữu nghị Việt Đức và khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn như một mái nhà thứ 2, thường xuyên đi về thăm khám và điều trị.

Trong vòng 8 năm cháu đã trải qua tổng số 23 ca phẫu thuật các loại với đủ các chuyên gia đầu ngành, thậm chí có cả các cuộc hội chẩn xuyên biên giới với các chuyên gia từ Pháp, Mỹ, Đài Loan mỗi khi có dịp.

Hành trình vươn lên thành sinh viên y khoa

PGS.TS Nguyễn Đức Chính - Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, người đã theo sát cháu từ những ngày đầu, đồng thời là người trực tiếp điều trị và phẫu thuật cho cháu cho biết: Trong nhiều năm cầm dao mổ, tôi chưa gặp ca bệnh nào như bệnh nhân Nhi. Không phải là ca cực kỳ nguy hiểm nhưng phức tạp ở chỗ có nhiều tổn thương cùng lúc xử lý ở cô bé rất nhỏ. Hơn nữa mất toàn bộ thành bụng việc chăm sóc và sửa chữa như là điều không tưởng.

Cho đến ngày hôm nay, dù mới chỉ 19 tuổi đầu, cái tuổi nhiều hoài bão và mơ ước, sức khỏe nhưng Nhi phải trải qua nhiều lần phẫu thuật lớn nhỏ. Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn là chốn đi về quen thuộc của cả nhà. Mỗi lần ra Hà Nội chuẩn bị cho lần phẫu thuật mới cả gia đình phải xắp xếp công việc, cả bố và mẹ đi theo chăm sóc.

Theo PGS. Chính, ngoài sự kiên trì và quyết tâm của tập thể tận tâm với bệnh nhân Nhi, chúng tôi có sự hỗ trợ lớn các bạn đồng nghiệp các khoa phòng như: khoa Phẫu thuật Nhi và Tiết niệu, khoa Phẫu thuật tạo hình, Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực... Đặc biệt, khoa Hồi sức tích cực nơi bệnh nhân Nhi đã trải qua nhiều ngày tháng chăm sóc. Chính quyết tâm của gia đình, nghị lực của cháu Nhi đã làm cho các bác sĩ thêm động lực để điều chị cho cháu.


Anh Nhi khỏe mạnh và xinh đẹp của hiện tại, đã thi đỗ Khoa Xét nghiệm Trường ĐH Y Hà Nội.


Anh Nhi (giữa) cùng bố mẹ và tập thể các y bác sĩ khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn trước ngày nhập học.

Mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm, các bác sĩ đều tận dụng cơ hội để tham khảo ý kiến chuyên môn. Gặp các bác sĩ Mỹ đến từ những thời gian đầu điều trị cho Nhi họ cũng đều nói ca bệnh khó và khả năng cả cứu sống cũng như phục hồi chức năng là quá khó khăn vì khi đó bệnh nhân còn quá nhỏ.

BS. Trần Tuấn Anh - một trong những người tham gia phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Nhi cho biết: Đây là một ca bệnh rất đặc biệt có lẽ chúng tôi chưa gặp lần nào, ngay cả trong y văn, do vậy các chuyên gia cũng chỉ khuyên nên chờ đợi và xem có những tiến bộ y học. Quan trọng nhất là bệnh nhân mất toàn bộ thành bụng và chúng tôi dùng miếng lưới (mesh) che phủ nội tạng và đã có hiệu quả. Qua nhiều quá trình chăm sóc tổ chức hạt mọc và tạo thành thành bụng mới như bây giờ. Tuy nhiên thành bụng này không hề có cơ, cân và những thành phần giữ như cấu tạo thành bụng bình thường.

Điều kỳ diệu là bệnh nhân sau đó đã phát triển, hòa nhập cuộc sống và học tập như bao nhiêu các bạn khác để đến hôm nay thành một sinh viên Y khoa, mong muốn sau này trở thành nhân viên y tế để phục vụ bệnh nhân. Song con đường phía trước của tân sinh viên y này vẫn còn nhiều vất vả và thử thách. Đó cũng là những thử thách đối với các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn để hoàn thiện cơ thể cho Nhi. Hiện nay bệnh nhân vẫn còn mang hậu môn giả và được theo dõi đánh giá sẽ đóng lại sớm khi điều kiện cho phép.

Ngày hôm nay khi được bước chân vào cánh cửa Trường Đại học Y Hà Nội, môt chặng đường mới tươi sáng hơn đã mở ra trước mắt cháu. Gặp lại PGS. Chính và các y bác sĩ, nhân viên y tế, Nhi xúc động nói: Những ngày tháng qua được điều trị và chăm sóc tận tình bởi các thầy Thu*c của BV nói chung và các bác các cô ở khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, cháu cảm thấy như được sinh ra thêm 1 lần nữa, may mắn đã mỉm cười với cuộc sống của cháu.Trải qua nhiều năm đến và chăm sóc tại "mái nhà" thứ 2 này, cháu đã đem niềm yêu mến vô cùng với các thầy Thu*c áo trắng, cháu sẽ cố gắng học tập và mơ ước một ngày nào đó sẽ được khoác lên mình chiếc áo của sự thân thương, chia sẻ và thấu hiểu.Và ngày hôm nay, cháu đã đạt được một phần ước nguyện của cuộc đời khi thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội, cháu cảm thấy rất xúc động và cảm ơn các bác các cô các chú đã tạo một động lực rất lớn cho cháu cố gắng nỗ lực để có ngày hôm nay….

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ca-mo-xuyen-dem-cuu-nu-sinh-tngt-suyt-chet-va-hanh-trinh-vuon-len-thanh-sinh-vien-y-khoa-n162678.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY