Kinh tế xã hội hôm nay

Kỹ năng sống Giúp trẻ bơi lội vui khỏe, an toàn

(MangYTe) - Mùa hè và những ngày nắng nóng sắp đến gần, bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất.

Được vẫy vùng trong dòng nước mát lạnh giữa trời hè oi bức, tạo cảm giác thật dễ chịu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đây là lúc phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.

Dạy bơi cho trẻ nhỏ tại quận Long Biên. Ảnh: Phạm Hùng

Bơi là vận động có sẵn trong tiềm thức mỗi người. Khi còn trong bào thai, trẻ đã sống hoàn toàn trong môi trường lỏng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy dạy cho trẻ biết bơi lội sớm, trẻ sẽ có một sức khỏe dẻo dai hơn những trẻ khác.Khi ở trong nước, cơ thể gần như ở trạng thái không trọng lượng do tác động của lực đẩy Acsimet, nhờ đó áp lực tì nén lên các khớp xương giảm đến mức thấp nhất. Khác hẳn khi ở trên cạn, các khớp xương và cơ bắp luôn phải tiêu hao thêm một số năng lượng để chống lại tác động của trọng lực đè ép từ trên xuống. Với trẻ em, khi áp lực trên các sụn tiếp hợp giảm đi sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng chiều dài của xương. Vì thế, nói đi bơi giúp tăng chiều cao là hoàn toàn chính xác.Khi bơi lội, các sóng nước xung quanh sẽ tác động xoa bóp làn da và cơ bắp toàn cơ thể. Điều này sẽ kích thích tăng sự lưu thông máu, cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho các tế bào, thải trừ các chất không cần thiết hay độc hại. Vì vậy, người bơi cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn hẳn tập luyện các bộ môn khác. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều trẻ rất thích bơi. Nhiều phụ huynh phải khó khăn lắm mới có thể kéo chúng lên bờ.Các động tác bơi lội đều nhái theo động tác trong tự nhiên như bơi ếch, bơi sải, bơi bướm… Vì thế nó có được sự cân bằng giữa các bắp cơ. Gần như toàn bộ cơ thể đều tham gia vận động khi chúng ta bơi. Một số bộ môn khác chỉ tác động lên một nhóm cơ hay một phần cơ thể.Bơi lội không những giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà còn giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao khi trưởng thành, đặc biệt hơn bơi lội giỏi có thể giúp trẻ tránh được tình trạng đuối nước (hay ch*t đuối) là một trong những T*i n*n sinh hoạt rất thường gặp ở trẻ em. Việc lo lắng nước hồ bơi không sạch làm cho trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da, hoặc dễ bị nhiễm các bệnh lý tai mũi là lo lắng chung của rất nhiều phụ huynh. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi tham gia bộ môn bơi lội, phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để quyết định trẻ có thể tham gia hoạt động bơi lội được không.Nên chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường và nguồn nước dùng.Nên có huấn luyện viên hướng dẫn cho trẻ cách học bơi một cách bài bản nhằm giúp trẻ bơi đúng cách và mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe của trẻ.Không nên để trẻ ngâm nước quá lâu, tối đa chỉ kéo dài 30 phút đối với trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1 giờ đối với trẻ lớn, để phòng ngừa chứng cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.Tuổi có thể cho trẻ học bơi tốt nhất khi trẻ tròn 6 tuổi.Cha mẹ phải luôn giám sát trong suốt thời gian trẻ ở dưới nước để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, nhất là những trẻ ở vùng nông thôn không có điều kiện đến các hồ bơi công cộng, trẻ thường phải ra sông, suối hoặc ao sâu quanh nhà để bơi lội, những nơi này thường rất nguy hiểm nếu không có sự chú ý của cha mẹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ky-nang-song-giup-tre-boi-loi-vui-khoe-an-toan-416054.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY