Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Lạm dụng thực phẩm - Nguy hiểm tiềm ẩn chưa được chú ý

Trong thực tế, thuật ngữ “lạm dụng” thường dùng để chỉ việc dùng Thu*c quá nhiều...

Tuy nhiên, nếu lạm dụng một số loại dưới đây, mặc dù đó là những chất dường như vô hại cũng có thể khiến bạn phải nhập viện điều trị.

Vào năm 2013, một thanh niên 19 tuổi ở Virginia, Mỹ nghe lời thách thức của bạn bè đã uống 0,9 lít xì dầu và bị co giật. Bạn bè đã đưa cậu đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Cậu đã được các bác sĩ loại bỏ bớt muối trong cơ thể bằng hỗn hợp nước và đường hóa học. Sau 5 giờ, mức natri trở lại bình thường nhưng tình trạng hôn mê vẫn kéo dài trong 3 ngày sau đó nhưng may mắn là không có bất kỳ vấn đề nào về thần kinh. Các bác sĩ giải thích rằng, do trong máu có quá nhiều muối, nó hút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não nhằm làm giảm nồng độ muối, được gọi là chứng hạ natri huyết. Đây là tình trạng nồng độ natri trong máu xuống thấp với biểu hiện nhẹ là giảm khả năng suy nghĩ, nhức đầu, buồn nôn và mất cân bằng, nặng thì có lú lẫn, co giật, và hôn mê. Nồng độ natri trong huyết thanh bình thường là 135 - 145mmol/L. Hạ natri máu thường được định nghĩa là khi nồng độ natri máu ở mức ít hơn 135mmol/L và được xem là nghiêm trọng ở mức dưới 120mmol/L.

Tháng 5/2014, một người đàn ông 56 tuổi ở Arkansas, Mỹ được đưa vào bệnh viện sau khi phàn nàn về tình trạng buồn nôn, mệt mỏi và đau khắp mình mẩy. Các bác sĩ đã thăm khám và phát hiện ra rằng thận của bệnh nhân gần như bị mất chức năng hoàn toàn và buộc phải chạy thận nhân tạo. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do hóa chất oxalat, một chất tự nhiên có trong trà hay rau chân vịt. Thông thường, oxalat không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng khi có quá nhiều oxalat trong cơ thể có thể dẫn đến tổn thương thận. Người đàn ông từ Arkansas đã tiêu thụ gấp 3-10 lần oxalate so với người Mỹ bình thường khi ông uống hơn 16 cốc (240ml/cốc) trà đá mỗi ngày. Theo Trường Y tế công cộng Harvard, Mỹ thì mức tiêu thụ trà an toàn là 4 cốc mỗi ngày.

Vào đầu những năm 1990, trên nhãn Thu*c đánh răng đều ghi cảnh báo “Không được nuốt. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ cỡ hạt đậu cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không chắc chắn rằng cảnh báo này ngăn chặn được những thực sự từ sử dụng quá nhiều kem đánh răng. Vì vậy, năm 1997, một cảnh báo ngộ độc đã được thêm vào các sản phẩm kem đánh răng chứa fluoride. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng như các nhà sản xuất kem đánh răng nghĩ rằng yêu cầu này là một phản ứng quá mức của FDA. Tuy nhiên, FDA cho rằng fluoride là một loại Thu*c liên quan đến độc tính và do đó đòi hỏi một cảnh báo mạnh mẽ cho người tiêu dùng. Nếu nuốt một lượng lớn kem đánh răng không fluoride có thể chỉ dẫn đến một cơn đau dạ dày nhưng nuốt một lượng lớn kem đánh răng có chứa chất fluoride có thể gây Tu vong. Trẻ em dễ bị nhiễm độc fluoride hơn bởi các bộ phận trong cơ thể còn quá nhỏ. Một týp kem đánh răng có chứa fluoride của trẻ em chứa lượng fluoride đủ để giết một em bé có trọng lượng dưới 30kg (66 lb). Nếu trẻ chỉ uống 3% týp kem đánh răng, trẻ sẽ vẫn bị nhiễm độc fluoride cấp tính, gây ra các triệu chứng giống cúm, chóng mặt và đau dạ dày.

Khế không tốt cho người mắc bệnh về thận.

Quả khế, một loại trái cây rất phổ biến được cảnh báo gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn quá nhiều. Đối với những người có vấn đề về thận thì dù chỉ ăn một lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương thận. Nguyên nhân do trong khế có chứa loại độc tố có khả năng phá hoại hệ thống thận. Những người có thận khỏe mạnh thường có thể lọc độc tố mà không có ảnh hưởng xấu, nhưng bất cứ ai đang có tổn thương thận đều được cảnh báo không nên ăn loại trái cây này.

Triệu chứng khi bị ngộ độc khế bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, động kinh và nấc, đây là triệu chứng phổ biến nhất ở những trường hợp nhẹ. Các bác sĩ có thể điều trị các trường hợp nhiễm độc bằng phương pháp thẩm tách nhưng chức năng thận có thể không bao giờ trở lại bình thường.

Cam thảo đen có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi. Đầu năm 2017, FDA đã ban hành một cảnh báo về những ảnh hưởng của việc tiêu thụ cam thảo đen với số lượng lớn hoặc thường xuyên sau khi nhận được báo cáo về một trường hợp bị nhịp tim bất thường do ăn nhiều kẹo dẻo. Cam thảo đen thường được sử dụng làm mùi vị của kẹo, nước ngọt, dược phẩm, Thu*c lá... Nếu ăn khoảng 57 gram cam thảo màu đen mỗi ngày trong 2 tuần có thể gây ra vấn đề về tim. Cam thảo đen chứa glycyrrhizin, một hợp chất làm giảm lượng kali. Khi lượng kali giảm, con người có nguy cơ bị nhịp tim bất thường, huyết áp cao, thậm chí là suy tim sung huyết.

Lê Mỹ Giang

(theo listverse.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-dung-thuc-pham-nguy-hiem-tiem-an-chua-duoc-chu-y-n159340.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY