Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Lạm dụng Thuốc giảm đau: Khớp chưa hết sưng đau, dạ dày đã gào thét “kêu cứu”

Với những người hay bị đau nhức xương khớp, việc phải chịu đựng thêm cơn đau dạ dày có thể nói là “như cơm bữa”. Nhưng đáng buồn thay, vốn giữa hai bệnh này thực ra không có cơ chế liên quan, mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tùy tiện dùng các Thuốc giảm đau khớp có tác dụng phụ lên dạ dày.

Chưa hết bệnh khớp lại rước thêm đau dạ dày

Đau nhức là căn bệnh phổ biến hiện nay, thường xuất hiện sau tuổi 30 và nặng dần theo thời gian. người bệnh phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, nhức nhối khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa lạnh kéo dài... điều này gây ra các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, người uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. nghiêm trọng hơn, thuộc nhóm bệnh có nguy cơ tàn phế cao nhất và đang trở thành gánh nặng cho xã hội.

Lạm dụng Thuốc giảm đau xương khớp khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh thường tự xử lý bằng những phương pháp từ dân gian, truyền miệng hoặc các loại tức thời, bất chấp những cảnh báo về tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là đau dạ dày. để làm giảm đau nhanh, có người còn tự ý tăng liều nên dạ dày càng “nếm mùi” nghiêm trọng hơn.

Ts. đặng trần hoàng – giám đốc viện công nghệ sinh học và hóa dược nova đã có nhiều năm nghiên cứu các thảo dược tự nhiên và liệu pháp khắc phục bệnh lý về cơ xương khớp cho biết, người bệnh xương khớp thường lạm dụng các loại Thuốc kháng viêm giảm đau có tác dụng phụ lên dạ dày như gây viêm loét, chảy máu, nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày… những thành phần của các “giả danh” đông y có thể bị trộn lẫn tân dược giảm đau như dexamethason, corticoid, morphin… có thể giúp người bệnh có cảm giách*t đau, hết viêm nhanh nhưng dùng lâu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. đặc biệt là dexamethasone có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày, phù, teo cơ, đái tháo đường, hoại tử đầu xương, suy thượng thận…

Làm sao để hết đau nhức xương khớp lại an toàn cho dạ dày?

Các loại kháng viêm chỉ giúp giảm triệu chứng đau tạm thời mà không có khả năng chữa bệnh từ gốc, tức không tác động được đến sụn khớp và xương dưới sụn, nhưng lại làm lu mờ triệu chứng bệnh khiến người dùng chủ quan, dẫn đến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Y học cổ truyền quan niệm cơ thể người khỏe mạnh là biểu hiện của sự quân bình âm và dương, hay nói cách khác là sự cân bằng của “hàn” và “nhiệt”. Bất kể nguyên nhân nào làm phá vỡ sự cân bằng này đều sinh ra bệnh tật. Thông thường, cơ thể mỗi người sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống, những biến đổi liên tục các mùa trong năm. Tuy nhiên, nếu bản thân không biết hoặc không xác định được cơ địa của mình là hàn hay nhiệt, sẽ dẫn đến những sai lầm trong phòng và chữa các bệnh mắc phải.

Ts. đặng trần hoàng cho rằng, xác định được thể trạng của người bệnh là yếu tố rất quan trọng, bởi mỗi thể trạng đều có những đặc trưng riêng, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh cũng hoàn toàn khác nhau. đông y cho rằng, với vấn đề xương khớp, khi nhận định được đúng người bệnh mang thể hàn hay thể nhiệt, là yếu tố hàng đầu để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm, sưng xương khớp. người thể hàn cần có liệu trình phù hợp để khu phong, thông kinh hoạt lạc, còn người thể nhiệt cần phải sử dụng các thực phẩm bảo vệ để bổ huyết và lưu thông khí huyết.

Phỏng vấn TS. Đặng Trần Hoàng – Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và hóa dược Nova về Xương khớp

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-khop-chua-het-sung-dau-da-day-da-gao-thet-keu-cuu-n160866.html)
Từ khóa: xương khớp

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY