Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Làm gì để cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật

Sau khi trải qua phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng đến yếu tố dinh dưỡng, để thể trạng nhanh được phục hồi, vết thương mau liền.

1. Những vấn đề về sức khỏe thường gặp sau phẫu thuật.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: sau phẫu thuật, thể trạng của bệnh nhân vẫn còn rất yếu, đau nhiều, vì thế người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này, khiến bệnh nhân bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, vết thương lâu lành.

Bên cạnh đó, tình trạng mất sức, mất máu, đau vết mổ, khiến bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, dẫn đến sức đề kháng kém. Ngoài ra, vấn đề táo bón cũng hay gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Nguyên nhân có thể do tác dụng của Thu*c gây mê, cộng với việc sử dụng các Thu*c giảm đau an thần, nhóm opiod, do mất cân bằng nước, điện giải, đồng thời, sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, giảm cung cấp chất xơ, cũng gây ra tình trạng trên.

2. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng sau phẫu thuật.

Yếu tố được coi là quan trọng nhất, trong việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật là dinh dưỡng. Những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém, sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, Tu vong, và gặp nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn, so với những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt.

Với những bệnh nhân, không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa, chỉ cần truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch một ngày sau mổ, sau đó nên cho người bệnh ăn sớm, bằng các thực phẩm dạng lỏng, như cháo, súp, sữa, vân vân. Những bệnh nhân có phẫu thuật can thiệp lên ống tiêu hóa, mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa, nên truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch ngay sau khi mổ. Khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định ăn, có thể sử dụng cháo loãng, sữa, với số lượng tăng dần, và giảm dần dịch truyền.

3. Thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào cần tránh?

Những người mới trải qua phẫu thuật, nên kiêng những thực phẩm gây viêm, gây sẹo lồi, và tăng quá trình tạo mủ như: Đồ nếp, rau muống, vân vân. Những thực phẩm gây ngứa và co da như: hải sản, da gà, vân vân. Đồ uống gây kích thích thần kinh như: Cà phê, rượu, bia, vân vân. Các món chiên rán và các gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, cũng cần loại ngay ra khỏi thực đơn.

Do người bệnh ăn được ít, nên cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như: Thịt, cá, đậu nành, để dù chỉ ăn một lượng nhỏ, nhưng vẫn đủ cung cấp calo cho cơ thể.

Cùng với đó, để cải thiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, người nhà nên chia khẩu phần ăn của họ, làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng. Với những người ăn được ít, các chuyên gia khuyên, nên tăng cường thêm sữa, để bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt.

Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên chọn loại sữa giàu năng lượng, để cung cấp lượng calo cần thiết, giúp phục hồi sức khỏe. Với những người hay gặp tình trạng sôi bụng, đi ngoài khi uống sữa, do cơ thể không có men lactase để tiêu hóa đường lactose, thì nên chọn loại sữa không chứa loại đường này.

Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-cai-thien-suc-khoe-sau-phau-thuat-n139231.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY