Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Lập thực đơn cho người bị bệnh Gout và tiểu đường

Nhu cầu tìm hiểu cách lập thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường ngày càng tăng cao. Khi áp dụng cần phải kiên trì, tránh ngừng hoặc bỏ dở giữa chừng

chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đối với người bị bệnh gout và tiểu đường. vì vậy việc kiểm soát khẩu phần ăn, xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường là điều cần thiết.

Mối quan hệ giữa bệnh gout và tiểu đường

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh gout và bệnh tiểu đường, cụ thể là tiểu đường loại 2. thống kê cho thấy 70% người bệnh gout có thể gặp phải vấn đề: mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu như không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Trên thực tế, bệnh gút thường dễ gặp phải ở người thừa cân và béo phì, cao huyết áp. tương tự, tiểu đường cũng là bệnh liên quan đến lượng đường trong máu cao, béo phì, tăng huyết áp.

Nói cách khác, bệnh gout và tiểu đường đều xảy đến khi bệnh nhân có những rối loạn trong chuyển hóa chất. người bệnh có nguy cơ mắc bệnh gout hoặc tiểu đường khi có thói quen ăn uống xấu, sinh hoạt thiếu điều độ, lười vận động,…

Bên cạnh đó, gout và tiểu đường đều có liên quan đến việc lưu thông máu kém trong cơ thể. nhất là những khu vực như tay, chân thường dễ bị tổn thương, xơ cứng, hoại tử. nồng độ acid uric sẽ tăng cao và kháng insullin trong bệnh tiểu đường đều là hệ lụy của việc lưu thông máu kém.

Lập thực đơn cho người bị bệnh Gout và tiểu đường

Chế độ ăn uống phù hợp có thể là trợ thủ đắc lực giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. theo đó, việc xây dựng thực đơn cho người bị gout và tiểu đường là điều bắt buộc.

1.Cân nhắc các nhóm thực phẩm cần hạn chế, kiêng cữ

Bệnh gout và tiểu đường thường sẽ khiến bệnh nhân gặp rắc rối trong việc hấp thụ và tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. một số loại thực phẩm có thể là tác nhân gây ra cơn đau nhức dữ dội hoặc khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Thực phẩm giàu purin

Các thực phẩm chứa nhiều nhân purin sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. purin là một loại protein, xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu bia,… vì vậy trong thực đơn cho người bị gout và tiểu đường, nhóm thực phẩm giàu purin cần phải cấm tuyệt đối.

Riêng nhóm thực phẩm chứa purin ở mức trung bình đến thấp (một số loại rau, ngũ cốc, …), người bị gout và tiểu đường vẫn có thể kết hợp để ăn uống hằng ngày ở một mức vừa đủ. chỉ số trung bình của thực phẩm chứa purin phù hợp là: không vượt quá 50 – 70 mg purin/100g.

Thực phẩm chứa nhiều fructose

Fructose là tên gọi của loại đường tổng hợp. chúng sẽ gây ra nguy cơ làm tăng acid uric và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân tiểu đường. nhóm thực phẩm chứa nhiều fructose cũng nên loại bỏ trong khẩu phần ăn của người bị gout và tiểu đường để đảm bảo an toàn về súc khỏe.

Những món ăn chứa nhiều fructose thường gặp là: bánh kẹo, socola, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, soda, trái cây sấy khô, mứt,…

2.Chú trọng bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Trong quá trình lập thực đơn cho người bị gout và tiểu đường, bạn cần chú ý đến việc tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe. các nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đem lại hiệu quả kiểm soát acid uric, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ chưa bao giờ là chất không tốt cho cơ thể cả. đặc biệt với những người mắc bệnh gout và tiểu đường, chất xơ sẽ mang lại cực nhiều lợi ích khi hỗ trợ điều trị bệnh. chất xơ sẽ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ acid uric của cơ thể. đồng thời chất xơ còn giúp duy trì cân nặng, loại bỏ thành công lượng đường trong máu, acid uric dư thừa để cải thiện tình trạng bệnh.

Chất xơ thường có nhiều trong rau củ quả tươi, nhất là các loại rau và trái cây.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng 

Để có chế độ ăn kiêng tốt hơn cho người bị gout và tiểu đường, người bệnh nên bổ sung thêm vitamin và khoáng trong thực đơn của mình. khi điều trị bệnh bằng Thu*c, cơ thể bạn có thể sẽ bị xảy ra tình trạng suy kiệt nghiêm trọng. vì vậy việc bổ sung vitamin và khoáng chất là việc hoàn toàn cần thiết.

Không chỉ vậy, vitamin và khoáng (vitamin a, c, d, b1, b6, b12, canxi, magie, kali, selen,…) còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn. để bổ sung vitamin và khoáng tự nhiên cho cơ thể, người bị gout và tiểu đường có thể tìm đến các loại trái cây, sử dụng nước ép hoặc các loại salad.

Thực phẩm giàu omega

Omega-3, 6 đã được chứng minh về lợi ích bảo vệ tim mạch, kháng insullin và điều hòa tiểu đường loại 2 hiệu quả. hơn nữa, chúng có thể làm giảm cường độ cơn đau của gout, giúp các mô khớp được bôi trơn vận hành nhịp nhàng hơn. vì vậy việc bổ sung omega trong thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường là hoàn toàn cần thiết.

Bạn có thể tìm thấy omega-3,6,12 trong dầu cá, dầu thực vật (dầu olive, dầu hạt cải, …)

3.Hình thành thói quen

Không chỉ quan tâm đến các nhóm thực phẩm gia giảm và sự phong phú của thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, người bị gout và tiểu đường còn cần chú trọng đến các thói quen ăn uống khác như:

Chia nhỏ bữa: 3 bữa ăn chính và 3 bữa phụ hoặc 6 bữa nhỏ là số lượng bữa ăn phù hợp. Điều này sẽ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và thời gian đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể thành công.

Tính toán: việc tính xem lượng thức ăn của mỗi nhóm thực phẩm cần ăn một ngày với người bệnh là điều hết sức quan trọng. Đảm bảo rằng lượng calo nạp vào không quá 1500 – 1700/ngày

Ăn đúng giờ: việc ăn đúng giờ đúng bữa sẽ giúp cơ thể hình thành thói quen tiêu thụ glucose và phân giải purin trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng đường và nồng độ acid uric trong máu.

4.Hỏi chuyên gia 

Thói quen sai lầm của nhiều bệnh nhân là thường tự ý tăng – giảm hoặc thay đổi thực đơn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. điều này vô tình sẽ tạo thành sự xáo trộn rất lớn trong liệu trình điều trị bệnh.

Vì vậy để chắc chắn việc ăn uống không tạo thành ảnh hưởng xấu đến bệnh trạng, người bị gout và tiểu đường cần tham khảo ý kiến các chuyên gia để tìm ra thực đơn phù hợp nhất.

Lời khuyên chung khi xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường

    Tìm hiểu về bệnh: việc hiểu và nhận nhận biết về các biểu hiện, triệu chứng bệnh gout – bệnh tiểu đường là điều hết sức cần thiết. Có được kiến thức sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát những thay đổi của cơ thể.
  • Duy trì cân nặng: hãy đảm bảo cơ thể luôn ở mức cân nặng phù hợp. Béo phì hoặc thừa cân sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout lẫn tiểu đường.
  • Nói không với thức uống có cồn: rượu, bia sẽ trực tiếp khiến nồng độ acid uric tăng cao và cản trở quá trình thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Vì vậy không nên dùng rượu, bia để hạn chế nguy cơ bị béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch,…
  • Uống nhiều nước: nước khoáng sẽ giúp tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và giảm bớt cơn đau khi các triệu chứng gout cấp xuất hiện. Ít nhất bạn cần uống 12-15 ly nước mỗi ngày.
  • Ăn uống lành mạnh: tìm hiểu và lập cụ thể thực đơn cho người bị gout và tiểu đường. Bạn có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn và áp dụng sau đó.
    Rèn luyện thể thao: vận động thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng thành công. Đồng thời, vận động giúp bạn cải thiện tình trạng không dung nạp glucose (với bệnh tiểu đường loại 2) và cải thiện huyết áp, kích thích tuần hoàn máu (tốt cho việc điều tiết nồng độ acid uric)
  • Theo dõi và thăm khám định kỳ: đừng quên tái khám và dùng Thu*c theo đúng chỉ định, lịch hẹn của bác sĩ. Việc kiểm tra xét nghiệm sẽ giúp nắm bắt chính xác tình trạng lẫn mức độ bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp cho việc điều trị bệnh gout và tiểu đường.

Với những thông tin căn bản về việc lập thực đơn cho người bị gout và tiểu đường, chắc rằng bạn đọc đã có thêm các thông tin bổ ích. đừng quên khi áp dụng thực đơn cho người bị gout và tiểu đường cần phải kiên trì và xuyên suốt, tránh ngừng đột ngột hoặc bỏ dở giữa chừng vì sẽ mang lại nguy cơ bộc phát cơn đau.

Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không thể thay thế các chẩn đoán, xét nghiệm y khoa mà chỉ cung cấp các thông tin để tham vấn. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuc-don-cho-nguoi-bi-benh-gout-va-tieu-duong)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY