Tin tức hôm nay

Tin tức

Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh

So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 hiện hành, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”, thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả, kỷ cương của công tác quản lý nhà nước về hoạt động này.

Chiều 25/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn

Trình bày tờ trình trước quốc hội, bộ trưởng y tế nguyễn thanh long nhấn mạnh, quan điểm xây dựng dự án luật nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đồng thời lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp thông lệ quốc tế.

Bộ trưởng nguyễn thanh long nêu rõ, ngày 23/11/2009, quốc hội đã thông qua luật khám bệnh, chữa bệnh. cùng với đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám, chữa bệnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

Sau hơn 11 năm thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, hiện nay cả nước có khoảng 52 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh cả của nhà nước và tư nhân (trong đó có 306 bệnh viện tư nhân và 37.350 phòng khám tư nhân), góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (73,7 tuổi), cũng như thu hút khoảng 300 nghìn lượt người nước ngoài đến khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết, thí dụ như quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn tài chính…, hay quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, thủ tục cấp phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo... đã không còn phù hợp thực tiễn.

Ngoài ra, thực tiễn công tác phòng, chống dịch covid-19 trong thời gian qua cho thấy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập liên quan vấn đề điều động nhân lực, cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh, vấn đề khám bệnh, chữa bệnh từ xa hay kê đơn, cấp phát thu*c cho người bệnh.

Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh -0Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). (Ảnh: NGUYÊN LINH)

Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là rất cần thiết, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Cụ thể, theo Bộ trưởng, để khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu, trên cơ sở các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Bộ Y tế đã xây dựng nội dung dự án Luật theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”, thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao kỹ năng hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; và đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện.

Bảo đảm tính khả thi

Nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành luật, chủ nhiệm ủy ban xã hội của quốc hội nguyễn thúy anh cho biết, ủy ban xã hội thấy rằng, dự án luật đã thể chế hóa được quan điểm, đường lối của đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm chính sách dân tộc và đã được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

Để dự án Luật có tính khả thi, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, bổ sung đánh giá tác động đối với các nội dung sửa đổi, bãi bỏ so với Luật hiện hành; rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính đối với từng đối tượng chịu sự tác động; đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt là các nội dung về giá dịch vụ y tế, về xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, về đào tạo và đãi ngộ cán bộ y tế.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 12 chương và 106 điều, thêm 3 chương (chương VI, X, XI) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

Đề cập các vấn đề còn ý kiến khác nhau theo Tờ trình của Chính phủ liên quan thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu rõ, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề cùng với các ưu, nhược điểm.

Ủy ban Xã hội thấy rằng, theo phương án 1, Hội đồng Y khoa quốc gia cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề như quy định tại khoản 1 Điều 26, tức là thực hiện chức năng như các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hành nghề khám, chữa bệnh trong khi chưa rõ địa vị pháp lý của tổ chức này cũng như chưa quy định rõ cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh là chưa phù hợp.

Ủy ban Xã hội tán thành với phương án 2, theo đó, Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh của người đề nghị cấp Giấy phép hành nghề và các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở Y tế) căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá cũng như các điều kiện khác để cấp phép hành nghề. Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu rõ, quy định như vậy là phù hợp, bảo đảm tính khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh -0Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Đánh giá về một số vấn đề khác trong dự án Luật, Ủy ban Xã hội cho rằng, việc tổ chức lại hệ thống khám, chữa bệnh thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật: cấp khám, chữa bệnh ban đầu, cơ bản và chuyên sâu là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của mỗi cấp, cách thức kết nối của các cấp và mối quan hệ giữa hạng cơ sở khám, chữa bệnh với các cấp cơ sở khám, chữa bệnh trong chuỗi cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng như lộ trình, việc chuẩn bị cho việc tổ chức lại hệ thống.

Ngoài ra, Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung quy định về các hình thức khám, chữa bệnh lưu động, khám, chữa bệnh tại nhà, khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, cơ chế điều trị ngoại viện, quy định kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh bẳng y học cổ truyền để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể hơn về tài chính y tế, đặc biệt là về cơ chế xã hội hóa nhằm khắc phục những bất cập hiện nay trong quản lý bệnh viện và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Cùng với đó, nghiên cứu quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí cấu thành, bảo đảm tính phù hợp, toàn diện và khả thi theo tinh thần của Nghị quyết 20-NQ/TW và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp 10.

Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/lay-nguoi-dan-lam-trung-tam-trong-kham-chua-benh-698667/)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY