Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lo chống COVID-19, thế giới đang lơ là với 3 đại dịch khủng khiếp này!

Trong khi COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, thế giới lại đang phải đối mặt với nguy cơ tái bùng phát 3 đại dịch khủng khiếp khác.

Lao phổi, HIV/AIDS và sốt rét đều là những đại dịch gây ch*t chóc nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Trong nhiều năm qua, với nhiều của ngành y cùng giới nói chung, các dịch bệnh này đã dần được kiểm soát và đẩy lùi.

Nhưng giờ đây, trong khi cả thế giới đang phải dồn toàn nguồn lực y tế để đối phó với dịch COVID-19 thì những "kẻ Gi*t người" hàng loạt này lại có nguy cơ bùng phát trở lại!

Tiến sĩ, bác sĩ Pedro L. Alonso - Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "COVID-19 đã làm hỏng mọi nỗ lực của chúng ta và khiến chúng ta bị tụt lại cách đây 20 năm."

Dịch COVID-19 không chỉ khiến giới khoa học chuyển sự chú ý khỏi bệnh lao, HIV và sốt rét.

Theo các cuộc phỏng vấn với hơn 24 quan chức y tế công cộng, bác sĩ và bệnh nhân trên toàn thế giới, những lệnh phong tỏa, đặc biệt là một số vùng thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, đã dựng nên những rào cản không thể vượt qua đối với các bệnh nhân cần phải được chẩn đoán hoặc dùng Thu*c.

Các phòng khám công đóng cửa, bệnh nhân nhiễm HIV, lao và sốt rét phải tìm đến các điểm khám chữa bệnh của tổ chức Bác sĩ không biên giới ở Nairobi. Ảnh: Brian Inganga/Associated Press

Nỗi lo sợ mang tên COVID-19 và việc đóng cửa những phòng khám khiến nhiều người nhiễm HIV, lao phổi và sốt rét gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Họ bị đặt trong bối cảnh các lệnh hạn chế đi lại bằng đường hàng không và đường biển hạn chế nghiêm trọng việc vận chuyển Thu*c đến những vùng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh.

Khoảng 80% các chương trình bệnh lao, HIV và sốt rét trên toàn cầu bị gián đoạn và 1/4 số người nhiễm HIV gặp vấn đề trong việc tiếp cận với Thu*c điều trị, theo UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Sự gián đoạn hay chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến tình trạng kháng Thu*c – từng là một vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia.

Tại Ấn Độ, nơi có khoảng 27% bệnh nhân lao phổi của thế giới, những chẩn đoán đã giảm gần 75% kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Ở Nga, các phòng khám HIV đã được chuyển đổi thành nơi để xét nghiệm virus corona.

Mùa sốt rét đã bắt đầu ở Tây Phi, nơi có 90% ca Tu vong do sốt rét trên thế giới, nhưng các chiến lược phòng ngừa thông thường như phân phối màn (mùng) được xử lý Thu*c và phun Thu*c chống muỗi, đã bị hạn chế do đang trong lệnh phong tỏa.

Ước tính, việc phong tỏa trong vòng 3 tháng ở các khu vực khác nhau trên thế giới và dần trở lại bình thường trong hơn 10 tháng sau đó có thể dẫn đến có thêm 6,3 triệu người mắc bệnh lao và 1,4 triệu người Tu vong vì dịch bệnh này trên toàn cầu.

Ảnh: Meghan Dhaliwal/The New York Times

Việc gián đoạn điều trị bằng Thu*c kháng virus trong 6 tháng (kể từ khi COVID-19 bùng phát) có khiến có thêm hơn 500.000 ca Tu vong do các bệnh liên quan đến HIV, theo WHO. Trong trường hợp tồi tệ nhất, số ca Tu vong vì sốt rét có thể tăng lên gấp đôi, đến 770.000 ca mỗi năm.

Các chuyên gia y tế cộng đồng nhận định rằng nếu như những tình trạng này còn tiếp diễn vì bị chi phối bởi COVID-19, chúng ta sẽ bị tụt lại hàng thập kỷ trong công cuộc phòng chống bệnh lao, HIV và sốt rét.

Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét (Global Fund) ước tính muốn giảm thiểu những thiệt hại nói trên sẽ cần ít nhất 28,5 tỉ USD.

Chậm trễ trong việc chẩn đoán

Càng chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, dịch bệnh càng lan rộng, lây nhiễm và cướp đi mạng sống của chúng ta. Đối với bệnh sốt rét, chỉ một sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể khiến người bệnh nhanh chóng Tu vong, đôi khi chỉ trong 36 giờ sau khi bị sốt. Tiến sĩ Alonso cho biết: "Đây là một trong những căn bệnh mà chúng ta không thể chờ đợi."

Lo ngại về bệnh sốt rét gia tăng ở Tây Phi, WHO hiện đang xem xét viện trợ Thu*c sốt rét cho toàn bộ dân số khu vực này.

Ở khắp châu Phi Hạ Sahara, chỉ có một số ít phụ nữ đến các phòng khám để chẩn đoán HIV. Sự gián đoạn 6 tháng trong tiếp cận với các loại Thu*c ngăn ngừa lây truyền virus HIV từ mẹ sang con có thể làm tăng số trẻ sơ sinh nhiễm HIV lên tới 139% ở Uganda và 162% ở Ma-lai-xi-a, theo UNAIDS.

Năng lực chẩn đoán giảm dần có thể gây ảnh hưởng lớn nhất ở bệnh lao, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho các hộ gia đình, vì giống như virus corona, vi khuẩn lây lan nhanh nhất trong không khí trong nhà và giữa những người tiếp xúc gần với nhau.

Mỗi người mắc lao phổi có thể lây truyền bệnh cho 15 người khác trong một năm, theo WHO. Điều này rất đáng quan ngại tại một số khu đông dân cư có tỷ lệ mắc bệnh lao cao như khu ổ chuột ở Rio de Janeiro hoặc các thị trấn ở Nam Phi.

GeneXpert, thiết bị được dùng để phát hiện vật liệu di truyền từ vi khuẩn lao và virus HIV, cũng có thể khuếch đại RNA của virus corona để chẩn đoán COVID-19. Và hiện nay hầu hết các phòng khám đang sử dụng thiết bị này chỉ để xét nghiệm virus corona.

Theo WHO, dịch COVID-19 đã khiến các chẩn đoán bệnh lao giảm mạnh tại nhiều quốc gia: giảm 70% ở Indonesia, giảm 50% ở Mozambique và Nam Phi và giảm 20% ở Trung Quốc.

Gián đoạn trong điều trị

Đại dịch COVID-19 đã cản trở những bệnh nhân nhiễm HIV, lao phổi và sốt rét tiếp cận với Thu*c điều trị. Các lệnh phong toả, hạn chế đi lại đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như các hãng dược đang chuyển nguồn lực sang sản xuất dược phẩm chữa trị COVID-19.

Nếu không được điều trị bằng Thu*c, các bệnh nhân HIV và lao phổi sẽ diễn biến nặng hơn trong thời gian ngắn. Về lâu dài, hậu quả đáng lo ngại hơn là: sự gia tăng tình trạng kháng Thu*c của các dịch bệnh này.

Tại Kenya, Mexico, Brazil, người mắc HIV, lao và sốt rét đang trong tình trạng thiếu Thu*c điều trị trong nhiều tuần. Hơn một nửa trong số 144 quốc gia được WHO khảo sát cho biết đã cung cấp cho các bệnh nhân HIV Thu*c đủ dùng trong ít nhất từ ba đến sáu tháng.

Nguồn: NYT

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/lo-chong-covid-19-the-gioi-dang-lo-la-voi-3-dai-dich-khung-khiep-nay-20200805154332778.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY