Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Loạn dục với trẻ em: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng.

DSM-IV-TR định nghĩa loạn dục với trẻ em là: “thường xuyên xuất hiện những ham muốn bức xúc T*nh d*c và những tưởng tượng K*ch d*c về những hoạt động T*nh d*c với trẻ nhỏ hoặc vị thành niên” và những người hành động theo những ham muốn đó, hoặc những ham muốn hoặc những tưởng tượng T*nh d*c gây ra rối loạn stress hoặc những trở ngại trong quan hệ liên nhân cách. Cũng cần phải nói thêm rằng cá nhân phải từ 16 tuổi trở lên và ít nhất phải lớn hơn trẻ bị lạm dụng 5 tuổi. Cần chú ý đến sự trưởng thành về T*nh d*c chứ không phải về tuổi của nạn nhân. Về mặt luật pháp, phải có ranh giới rõ ở tuổi nào cá nhân mới được phép quan hệ T*nh d*c. Việc vi phạm các giới hạn đó chưa chắc đã là loạn dục với trẻ em mà đã có thể là kẻ phạm pháp T*nh d*c, trừ khi trẻ khác cũng là vị thành niên.

Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng. Khi xuất hiện hoạt động T*nh d*c, thường là T*nh d*c đường miệng hoặc sờ mó bộ phận Sinh d*c của trẻ. Chỉ trừ những trường hợp loạn luân còn tuyệt đại đa số các trường hợp không có sự giao hợp. Khi có sự giao hợp thì thường là đối với trẻ lớn và có thể có yếu tố đe doạ, cưỡng bức. Tuy nhiên điển hình vẫn là các cá nhân này hay tìm cách thuyết phục, dụ dỗ và “thân mật” (Murray, 2000). Những cá nhân loạn dục nếu thích trẻ gái thì thường là độ tuổi 8-10 tuổi, còn nếu thích trẻ trai thì thích trẻ lớn hơn chút nữa (APA, 1994). Hầu hết những cá nhân này là người họ hàng, bạn bè hoặc hàng xóm của trẻ.

Greenberg và cs. (1993) thông báo có 33% số người có hành vi loạn dục với trẻ em là chỉ với trẻ nam, 44% là chỉ với trẻ nữ còn 23% là với trẻ cả 2 giới.

Rất khó xác định tỷ lệ loạn dục với trẻ em. Hầu hết các tổng quan đều thông báo tỷ lệ những người có hành vi lạm dụng T*nh d*c hơn là tỷ lệ những người có hành vi loạn dục. Barbaree & Seto (1997) ước tính ít nhất có khoảng 7% số phụ nữ và 3% số nam giới Mĩ đã từng bị lạm dụng T*nh d*c trẻ em. Một số tổng quan khác đưa ra các tỷ lệ cao hơn.

Nguyên nhân loạn dục với trẻ em

Các lí thuyết về nguyên nhân loạn dục với trẻ em là không nhiều và tập trung vào các yếu tố tâm lí xã hội nhiều hơn so với các yếu tố sinh học. Các yếu tố này vừa mang tính chất lâu dài, vừa là kề cận trong việc gây ra những hành vi trên.

Các yếu tố nguy cơ lâu dài

Nhiều tội phạm T*nh d*c trẻ em kể rằng hồi nhỏ, mối quan hệ cha mẹ- con cái của họ đã bị tổn thương và/hoặc họ đã bị lạm dụng T*nh d*c. Trong nghiên cứu của Hanson và Slater (1987), tỉ lệ này lên đến 67%. Rất khó nói về độ tin cậy của số liệu này. Nhiều người có hành vi lạm dục trẻ em có quyền được đảm bảo quyền lợi khi khai báo những hành vi như vậy nhằm giảm thiểu mức độ trách nhiệm đối với những hành vi của mình hoặc nhằm gây thiện cảm của người khác. Những nỗ lực nhằm xác định độ tin cậy bằng cách hỏi những người chủ thể của các hành vi đó thì cũng ngang với những khai báo sai. Để nhằm hạn chế những vấn đề như vậy, Dhawan & Marshall (1996) đã sử dụng những phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn chi tiết để khẳng định hoặc để nghi ngờ những lời khai gian. Họ đi đến kết luận rằng 50% số người bị tù về tội hoạt động T*nh d*c với trẻ em đã từng bị lạm dụng T*nh d*c khi còn nhỏ. Tuy nhiên điều đó cũng không thể giải thích rằng những pha như vậy là chỉ số dự báo cho tội phạm T*nh d*c sau này.

Lí thuyết hành vi (ví dụ, Barbanee, 1990) cho rằng cá nhân phạm tội T*nh d*c trẻ em phát triển mạnh ham muốn T*nh d*c với trẻ em sau khi kết hợp giữa kích thích T*nh d*c và những hình tượng về trẻ. Sự liên tưởng như vậy rất thường hay xuất hiện ở thời kỳ đầu của tuổi thanh thiếu niên và đó cũng có thể là sự khởi đầu của tai hoạ. Tuy nhiên những liên tưởng này cũng có thể được đẩy mạnh bằng thủ dâm hoặc ảnh Khi*u d*m. Bằng một test được xây dựng theo mô hình này, Barbaree & Marshall (1989) đã đo phản ứng T*nh d*c của những người đàn ông lạm dụng T*nh d*c trẻ em nhưng không trong gia đình họ, có hành vi loạn luân, hoặc tuyên bố họ không có hứng thú tính dục đối với trẻ nhỏ. Chất liệu của test và các ảnh bé gái và những người phụ nữ trưởng thành. Kết quả của họ cũng khá ngạc nhiên. Chưa đến 1/2 số phạm tội ngoài gia đình và chỉ có 28% số người có hành vi loạn luân là bị kích thích T*nh d*c bởi những bức tranh phụ nữ trẻ hơn là những phụ nữ trưởng thành. Cũng cần nói thêm rằng 15% số nam giới nói rằng không có hứng thú T*nh d*c với trẻ em lại bị kích thích T*nh d*c nhiều hơn khi xem tranh trẻ gái so với tranh phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên mô hình điều kiện hoá chỉ có thể phù hợp với một số cá nhân chứ không phải là toàn bộ.

Các cứ liệu này cho thấy hứng thú T*nh d*c không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến lựa chọn của những người đàn ông loạn dục với trẻ em. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là sự đổ vỡ các mối quan hệ tâm lí và T*nh d*c với người lớn. Nhiều người có hành vi loạn dục với trẻ em nói rằng họ rất cô đơn. Sự cô đơn này có thể xuất phát từ việc phát triển những cách gắn bó không phù hợp khi còn nhỏ (Ward và cs. 1996). Do vậy một số đi tìm kiếm sự gần gũi với trẻ nhỏ, những người mà họ dễ dàng kích động được cả 2 loại quan hệ về cơ thể và phi cơ thể và đây cũng là đối tượng họ dễ bề kiểm soát. Tuy vậy điều này cũng không phải là đúng đối với toàn bộ những người có hành vi loạn dục với trẻ em. Nói như vậy là cũng để nhấn mạnh rằng lộ trình đi đến loạn dục đa dạng là rất khác nhau giữa các cá nhân.

Những yếu tố cận kề

Pithers (1990) bổ xung thêm vào những yếu tố cơ bản trên bằng cách thăm khám sớm nhất những vụ án T*nh d*c. Ông cho rằng ham muốn loạn dục với trẻ em thường được châm ngòi bởi trạng thái khí sắc bị ức chế do stress hoặc xung đột, và kết quả là cá nhân tìm kiếm cách để làm giảm cảm giác âm tính và tự cho phép mình lao vào tình huống có nguy cơ cao. Và điều đó dường như đã đưa họ đến gần hơn với nạn nhân sau này. Một khi trong tình huống đó, những ham muốn có được hành vi loạn dục với trẻ ngày càng nổi lên mạnh mẽ. Khi đó họ chỉ tập trung vào những cảm giác do ham mê dục vọng đem lại chứ không quan tâm đến kết quả tồi tệ sau này của tình huống. Chính vì vậy họ dễ dàng có những hành vi loạn dục với trẻ em. Sau khi chuyện “sống gấp” đó qua đi, họ có thể lại cảm thấy ân hận song dường như vẫn không kiểm soát nổi hành vi. Do vậy trạng thái cảm xúc âm tính lại có thể thúc đẩy một chu kỳ mới.

Phải đến 2/3 số người phạm tội T*nh d*c hoặc là chối bỏ hoặc giảm thiểu vai trò cá nhân trong hành vi phạm pháp. Barbaree (1991) đưa ra 3 dạng từ chối:

Từ chối hoàn toàn rằng chẳng có chuyện gì xảy ra.

Công nhận có quan hệ T*nh d*c nhưng không thừa nhận rằng đó là phạm pháp.

Thừa nhận rằng có động chạm vào cơ thể nhưng từ chối các yếu tố T*nh d*c.

Tác giả cũng chỉ ra 3 dạng giảm thiểu bao gồm: từ chối gây đau cho nạn nhân, thu nhỏ qui mô phạm tội và hạ thấp mức độ trách nhiệm về hành vi phạm tội. Bóp méo nhận thức thường thấy là: trẻ nhỏ cũng quan tâm T*nh d*c như người lớn, và chúng cũng tìm kiếm T*nh d*c với người lớn, và chúng cũng thích và có lợi khi có được kinh nghiệm. Có những cá nhân thực sự tin vào một số điều đó. Một số khác thì cũng tính toán khi nói bịa để nhằm hạ bớt những phản ứng âm tính từ phía người khác.

Trị liệu loạn dục với trẻ em

Hoạt động T*nh d*c với trẻ em là một việc làm trái pháp luật và trị liệu thường được bắt đầu trong nhà tù hoặc các cơ sở pháp y. Thậm chí ngay tại những nơi này, cũng không bắt buộc phải chấp hành các chương trình trị liệu. Chỉ khoảng 25% số phạm nhân dạng này tham gia vào các chương trình trị liệu.

Trị liệu thể chất

Trị liệu thể chất nhằm trấn áp những bức xúc và hành vi T*nh d*c song không làm thay đổi được đối tượng ham muốn. Không phải tất cả những người loạn dục với trẻ em đều giống nhau về động cơ và cách thức hành động. ở đây giới thiệu 2 trường hợp đối nghịch nhau và với những kết cục rất khác nhau.

John là một người đàn ông tuổi 30, vào viện do có những pha trầm cảm nặng. Trước khi bị trầm cảm, anh ta là giáo viên một trường phía bắc nước Anh. Mặc dù không có bằng chứng nào về những hành vi loạn dục của anh ta với trẻ em song tên của anh ta nằm trong danh sách phân phát các ảnh trẻ con khoả thân của băng nhóm loạn dục trẻ em. Nhà anh ta bị khám bất ngờ và phát hiện thấy nhiều tài liệu về loạn dục với trẻ em. Do vậy anh ta đã bị cảnh sát bắt giữ và bị buộc tội sử dụng sách báo Khi*u d*m trẻ em. Nhà trường của anh ta cũng được thông báo về vấn đề này và ngay lập tức anh ta bị sa thải.

Cũng vào thời điểm này anh ta cưới vợ, tuy nhiên ngay sau đó vợ anh ta đã đưa đơn xin li dị. John chuyển đến London, nơi anh ta có thể “chìm vào trong đám đông” và chỉ có một vài liên hệ với gia đình. ở đây anh ta bắt đầu bị trầm cảm sau đó được đưa vào viện. Sau khi đã tin tưởng vào nhà trị liệu anh ta bắt đầu kể về câu chuyện của mình.

Anh ta thừa nhận là đã sử dụng tranh Khi*u d*m trẻ em để thoả mãn ham muốn T*nh d*c và đặc biệt là thích tranh bé trai. Hôn nhân của anh ta chỉ là theo nghĩa vụ và không thoả mãn về T*nh d*c. Trước khi cưới vợ, anh ta đã có những quan hệ T*nh d*c đồng giới với những người không phù hợp về tuổi tác. Tuy nhiên tất cả những cái đó nhìn chung đều kết thúc một cách bất hạnh. Anh ta ý thức được rằng hứng thú T*nh d*c của mình là không phù hợp và cảm thấy xấu hổ về điều đó.

John không có ý định sửa chữa những hành vi của mình song mỗi khi động chạm đến cơ thể các cậu bé hoặc thậm chí xem các tranh Khi*u d*m anh ta cũng nghĩ rằng những việc làm đó không chấp nhận được về mặt đạo đức. Trầm cảm là hệ quả của thất nghiệp và hôn nhân và có thể anh ta không còn đủ khả năng để kiếm được việc làm. Sự xấu hổ cũng như hành vi của anh ta đã được nhiều người biết. Anh ta sống một mình và tránh gặp mặt mọi người. Rất ít khi John ra khỏi căn hộ và thường tránh những chỗ bọn trẻ con có thể tụ tập.

Vì cảm thấy những hứng thú T*nh d*c của mình là không phù hợp và xấu hổ nên anh ta quyết định tham gia vào trị liệu. Anh ta nhập cuộc vào những chương trình thay đổi định hướng thủ dâm. Trong chương trình này, John bắt đầu thủ dâm khi tưởng tượng ra các cậu bé để có được kích thích T*nh d*c. Sau đó chuyển tiêu điểm tưởng tượng sang những đứa trẻ nhiều tuổi hơn hoặc những người đàn ông trẻ. Anh ta nhận thấy rằng mình rất thích khi tưởng tượng đến hình ảnh của một nam ngôi sao Hollywood (cho đến khi đó vẫn không rõ tên). Chương trình được thực hiện khá tốt và anh ta thấy có thể có kích thích T*nh d*c khi tưởng tượng đến hình ảnh người đàn ông trưởng thành.

Mặc dù có được kết quả như vậy và theo như anh ta nói rằng chỉ sử dụng tranh Khi*u d*m trẻ em song hành vi của anh ta diễn ra ít nhất là một lần theo mô hình mà Pitherss (1990) đề xuất. Vào lúc đó, khi anh ta đang cảm thấy buồn chán và quyết định đi dạo, có một cái gì đó thúc đẩy anh ta “một cách tai hoạ”, đến khu vực mua bán, nơi học sinh của một trường địa phương thường tụ tập. Anh ta “ngẫu nhiên” đi ngang qua nhà vệ sinh (công cộng) khi có một cậu bé đi vào. Ngay lúc đó anh ta bị kích thích bởi cảm giác mong muốn được nhìn bộ phận cơ thể cậu bé và đi theo cậu ta vào nhà vệ sinh. Trong nhà vệ sinh anh ta đã nhìn cậu bé đi tiểu. Cậu bé cũng để ý đến sự có mặt của anh ta và cũng không có sự tiếp xúc nào về cơ thể hay xã hội. Mặc dù vậy sự cố đã cho thấy cần phải nhắc lại chương trình phòng ngừa. Trong chương trình này anh ta được đề xuất một số phương án hành động khi cảm thấy buồn chán hoặc cảm thấy cần kích thích T*nh d*c. Những phương án hành động cũng không nhiều, bao gồm gọi điện đến cho gia đình hoặc đến thăm và tập trung vào những chuyện lặt vặt trong nhà. Một trong những điều mà anh ta không được làm là rời nhà vô duyên cớ, đi cho khuyây khoả bởi điền này có thể dẫn đến “T*i n*n”: đến những chỗ có nguy cơ cao. Cả 2 dạng can thiệp đều có tiến triển tốt sau thời điểm này và anh ta đã có những thay đổi thực sự.

Khác với John, Stephen là một con người tương đối lôi cuốn, mặc dù đã ngoài 50. Ông sống chủ yếu ở London khi xảy ra phạm tội. Câu chuyện của ông gắn liền với việc kết bạn cùng những người mẹ đơn thân có các cô con gái vị thành niên. Sau một khoảng thời gian gắn, ông ta chuyển đến ở với họ. Ông ta còn lôi kéo con gái lên phòng cùng họ vào buổi sáng với cái cớ “họ có thể trở thành một gia đình hoàn hảo”. Khi đã có được thói quen đó và khi không có mẹ, ông ta đã thực hiện hành vi giao cấu với ít nhất là 2 cô con gái. Ông ta đã đến chỗ trị liệu vài tháng trước khi bị gọi ra toà. Tuy vậy ông ta vẫn khẳng định rằng hành vi của ông ta là bình thường. Ông ta nói với nhà trị liệu rằng chính ông ta đã giúp đỡ những cô gái này có được niềm vui T*nh d*c bởi: “một người đàn ông có kinh nghiệm T*nh d*c dẫn dắt họ (những cô gái này) vào thế giới T*nh d*c tốt hơn là những cậu bé mặt đầy tàn nhang và vụng về không biết làm cái gì”. Ông ta tham gia trị liệu chỉ có vài buổi song luôn tuyên bố rằng hành vi của mình là không có gì sai trái. Sau đó ông ta bỏ trị liệu ngay trước khi được gọi ra toà. Ông ta cũng không xuất hiện ở toà án và người ta cũng chẳng còn thấy ông ta ở trong căn hộ của mình.

Thiến và phẫu thuật thần kinh đã không còn được chấp nhận. Tuy nhiên tiếp cận hoá dược bằng cách dùng Thu*c phong toả sự sản xuất hoặc hoạt năng của androgens, những hormon ảnh hưởng đến đáp ứng T*nh d*c nam giới thì vẫn còn được sử dụng. Tuy vậy kết quả cũng rất khiêm tốn. Ví dụ, Berlin & Meinecke (1981) đã theo dõi 20 người đàn ông dùng Thu*c chẹn adrogen; 3 người tái phạm tội trong quá trình trị liệu và tỉ lệ tái phát cao sau khi dừng Thu*c. Vấn đề chính của trị liệu chống andogen là có khoảng từ 30 đến 100% số người được kê đơn đã không dùng Thu*c (Barbaree & Seto, 1997). Phần lớn những người dừng Thu*c là những người muốn tái phạm bởi họ không thay đổi được suy nghĩ và thái độ của mình về những hành vi lệch lạc. Hơn thế nữa, Thu*c cũng có nhiều tác dụng phụ như tăng cân và teo tinh hoàn. Đây cũng là những yếu tố thúc đẩy họ bỏ Thu*c. Cuối cùng những cách trị liệu này chỉ có hiệu quả đối với những người có nồng độ testosterone cao khác thường. Hầu hết những người có hành vi loạn dục với trẻ em đều không nằm trong số đó do vậy họ không có lợi từ trị liệu cho dù họ có hoàn toàn hợp tác.

Trị liệu hành vi

Cả 2 phương pháp: liệu pháp phản cảm (aversion) và phương pháp thay đổi điều kiện thủ dâm đều được dùng đối với loạn dục với trẻ em. Trong liệu pháp phản cảm, kích thích T*nh d*c không phù hợp xuất hiện cặp đôi với sự kiện phản cảm, ví dụ như một cú điện giật nhẹ hoặc một mùi rất khó chịu. Như vậy quá trình này được xem như là điều kiện hoá trạng thái cảm xúc âm tính đối với những kích thích T*nh d*c. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có sự thuyên giảm ham muốn T*nh d*c khi có kích thích (các cô bé, cậu bé). Tuy nhiên nó lại có thể không làm giảm phạm pháp. Ví dụ Rice và cs. (1991) theo dõi 136 kẻ quấy rối T*nh d*c trẻ vô gia cư, 50 người trong số họ được trị liệu bằng phương pháp phản cảm sau khi được tha khỏi nhà tù. Trong khoảng thời gian trên 6 năm, 31% đã tái phạm tội. Tỉ lệ tái phạm ở những người được trị liệu bằng phản cảm cũng không thấp hơn so với những người không được trị liệu.

Thay đổi điều kiện thủ dâm được thực hiện bằng cách lúc đầu cá nhân tạo ra đáp ứng T*nh d*c thông qua việc sử dụng những hình ảnh Khi*u d*m ưa thích. Khi đã đạt được cương cứng, họ sẽ chuyển sang những hình ảnh phù hợp hơn, dạng như phụ nữ hoặc nam giới khoả thân. Họ tiếp tục thủ dâm để đạt đến cực khoái trong khi tập trung cao vào hình ảnh đó. Cách tiếp cận này có thể kết hợp với các loạt hình ảnh tiến dần về “bình thường”. Cách tiếp cận này cũng có nhiều ưu điểm hơn so với trị liệu phản cảm. Thứ nhất, nó ít có những vấn đề về sắc tộc và dễ được thân chủ chấp nhận hơn. Thứ hai, nó không cần các dụng cụ phòng thí nghiệm và có thể thực hành sau mỗi buổi trị liệu. Mặc dù chưa có nhiều các thực nghiệm để khẳng định hiệu quả của nó song nhìn chung nó cũng được xem là có kết quả nhất định (Laws &Marshall, 1991).

Ngăn ngừa tái phát

Việc ngăn ngừa tái phát được thực hiện bằng cách hướng dẫn cho cá nhân:

Nhận diện được những tình huống có nguy cơ cao tái phạm những hành vi phạm pháp.

Thoát ra khỏi tình huống có nguy cơ.

Xem lầm lỗi cũng là một bài học.

Nhận diện được các yếu tố dẫn đến tái phát và xác định được cách tránh những yếu tố đó.

Chương trình ngăn ngừa tái phát do Marques và cs. (2000) đưa ra cũng là một điển hình theo dạng này. Chương trình này bao gồm chương trình nội trú tích cực có giám sát trong bệnh viện và chương trình hỗ trợ củng cố kéo dài 1 năm sau khi được tha. Những người tham dự được học về T*nh d*c và các kĩ năng đối phó chung, dạng như thư giãn, quản trị stress và tức giận và các kĩ năng xã hội. Can thiệp chuyên biệt bao gồm xác định những hành vi thường xuất hiện trước hành vi phạm tội và làm thế nào để có thể cắt bỏ được chúng. Ngoài ra họ còn được thảo luận những vấn đề về mức độ trách nhiệm và cách hạn chế. Theo dõi sau 5 năm cho thấy theo dạng can thiệp này tỉ lệ tái phát là 10,8% so với 13% ở nhóm không có can thiệp - một số khác biệt rất khiêm tốn nhưng đáng kể. Chương trình này khá hiệu quả đối với những người mà nạn nhân của họ là phụ nữ song lại ít hiệu quả đối với những người mà nạn nhân của họ là nam giới. Người ta cũng chưa làm được sáng tỏ tại sao lại như vậy.

Hiệu quả của trị liệu

Việc đo được hiệu quả của các chương trình dành cho những người phạm tội là rất khó khăn. Nhưng thay đổi do sự khai báo cũng cần phải lưu ý và các cứ liệu về tái phát cũng thường dựa vào số liệu của các nhà chức trách. Đây cũng chỉ là những số liệu mà mọi người đã biết. Do vậy chưa có được những nghiên cứu thuyết phục về hiệu quả của các chương trình trị liệu. Mặc dù vậy, Hall (1995) cũng đã có một siêu phân tích về hiệu quả của các dạng can thiệp khác nhau. Điều đáng chú ý là có rất nhiều người bỏ dở ở cả 2 dạng can thiệp. Nguyên nhân thường là tiền sử phạm tội phức tạp, chối tội và có những rối loạn hành vi trong nhà tù. Nhìn chung có hiệu quả nhất vẫn là chương trình ngăn ngừa tái phát và liệu pháp hormon. Cả hai hình thức can thiệp này có hiệu quả tương đương nhau. Đối với những người tham gia chương trình ngăn ngừa tái phạm, tỉ lệ tái phạm khoảng 15% trong thời gian 3 năm so với 35,5% ở nhóm người không tham gia. Còn đối với liệu pháp hormon, tỉ lệ tái phạm là 22% trong vòng 10 năm so với 36% ở những người không được can thiệp. Hall (1995) cũng thông báo có khoảng 2/3 số người tham gia vào liệu pháp hormon đã bỏ cuộc, trong số đó có hơn 50% ngay từ đầu đã không duy trì liên tục. Ngược lại, chỉ có 1/3 số người tham gia chương trình chống tái phạm là bỏ cuộc. Trên cơ sở này tác giả cho rằng chương trình phòng ngừa tái phạm có thể là một lựa chọn tốt.

Nhằm lôi kéo được nhiều người tham gia vào trị liệu, Marshall (1994) đã dùng cách tiếp cận nhóm để chuyển những người chối tội hoặc chỉ thừa nhận một phần sang những dạng can thiệp mà họ cảm thấy phù hợp nhưng chấp nhận trách nhiệm về những hành vi của mình, can thiệp được thực hiện bằng một hệ thống các buổi gặp nhóm, ở đó mỗi thành viên tham gia khi thấy cần thiết và họ sẽ rời nhóm khi tình trạng cá nhân được cải thiện.Trong các buổi gặp nhóm, cá nhân sẽ thuật lại những sự kiện dẫn đến việc họ có mặt ở đây, tập trung sâu hơn vào những sự kiện cáo buộc và trách nhiệm. Khi đã có các cứ liệu rõ ràng về hành vi phạm tội, các thành viên khác được mời phân tích sau đó họ kể lại vấn đề của họ và có tính đến những vấn đề của cá nhân đương thảo luận. Marshall (1994) có nhận xét rằng ở những người đã qua qui trình này, tỉ lệ chối tội hoặc chỉ thừa nhận một phần đã giảm đáng kể. Mặc dù đây có thể là qui trình có nhiều hứa hẹn song vẫn chưa thể xác định rằng liệu những thay đổi đó là thực hay chỉ đơn giản là người tham gia thông báo như vậy để nhằm tách khỏi nhóm.

Liệu chúng ta có thể dự báo được những người tái phạm

Không thể dự báo được chính xác ai là người có nguy cơ tái phạm. Tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng cũng đã xác định được những yếu tố có thể giúp dự báo. Ví dụ, Quinsey cs. (1995) đã xác định được đúng 72% số người tái phạm. Đó là những người đã có tiền sử phạm tội, gây rối, sống độc thân, trong phiếu nhân cách bệnh (psychopathy checklist) có điểm tăng cao (xem chương 11) và đã bị bắt giữ về tội phạm T*nh d*c. Các tác giả cho rằng những yếu tố này nếu kết hợp với các cứ liệu của cá nhân về trị liệu có thể giúp đưa ra quyết định về thời hạn phạt giam hoặc được ra tù. Hiện nay những phạm nhân T*nh d*c sau khi ra tù vẫn được cảnh sát hoặc dân cư khu vực theo dõi, giám sát. Tại một số bang nước Mĩ, những cá nhân có hành vi loạn dục với trẻ em nếu sống ở cộng đồng thì bắt buộc phải thông báo điều này cho những người sống trong khu vực. Một số người cũng kêu gọi cần áp dụng cách thức này ở Anh. Tuy vậy điều đó cũng không phải là không có nguy hiểm. Vào thời điểm khi viết phần này, báo chí Anh đã đưa tin một người bị buộc tội loạn dục với trẻ em đã bị dân làng đánh ch*t tại nhà riêng. Cách làm này cũng có thể gây hậu quả ngược. ở Mĩ, khoảng 80% số người loạn dục với trẻ em được tha về cộng đồng đã được cảnh sát và các dịch vụ xã hội biết đến. Con số này ở Anh là trên 90%. Nhiều người phạm tội loạn dục với trẻ em sợ sự trả thù của dân chúng và họ muốn lẩn trốn hơn là công khai về những hành vi của mình.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/loan-duc-voi-tre-em/)

Chủ đề liên quan:

loạn dục với trẻ em trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY