Tình yêu và giới tính hôm nay

Loạn nhà vì mẹ chồng đoảng

Nghe tin mẹ chồng lên chơi, Hương chẳng thể vui nổi. Cô không ghét mẹ chồng, không có hiềm khích gì với bà, nhưng cô biết chắc một điều bà lên chơi sẽ làm loạn nhà vì tính bà đoảng hơn con dâu.

Hương biết thiện chí của bà khi muốn giúp đỡ con cháu nhưng những cách sinh hoạt không giống nhau khiến họ trở nên khó hòa hợp.

Mỗi lần mẹ chồng lên chơi, cô muốn để bà ngồi yên, không phải làm việc cũng không được vì bà ngồi không thì chán mà lọ mọ làm việc lại không ra việc gì ưng ý con dâu. Có hôm buổi trưa như thường lệ về nhà nấu cơm cho các con tranh thủ về ăn trưa rồi đi học chiều, trở về nhà Hương đã thấy mâm cơm thịnh soạn. Hóa ra mẹ chồng cô vì ngại con dâu mà lao vào bếp. Nhưng quả thực bữa cơm đó Hương không thể nuốt nổi. Các cháu cũng không ăn được vì không hợp vị. Cơm bà không quen gạo bị đổ nhiều nước mà đâm nhão. Rau bà luộc vì bưng kín nồi mà trở nên đỏ quạch. Thịt bà kho mà miếng thịt không đủ lửa vẫn có chỗ trắng... Hôm đó, dù rất bực trong lòng nhưng nghĩ đến thiện ý muốn đóng góp của mẹ chồng mà Hương không dám ca thán gì. Các con cũng biết ý mà không dám tỏ thái độ trong bữa ăn.

 

Hôm sau, Hương chủ động đi chợ và cũng chủ động dặn bà luôn là "nay bà cứ nghỉ ngơi để cơm về con nấu". Nhưng không nảy sinh việc này thì lại tới việc khác. Lúc ăn cơm, mẹ chồng luôn có thói quen chấm đôi đũa của bà vào bát canh chung của cả nhà rồi mới ăn. Bát nước chấm bà chấm luôn bị vung vãi nước ra mặt bàn. Biết tính mẹ chồng không khéo léo gì nên từ lâu khi ăn chung với mẹ chồng Hương luôn chuẩn bị sẵn một chiếc khăn cho bà lau. Nhưng cảm giác một bữa ăn như vậy bao năm không quen được khiến cả nhà ăn cơm mà Hương và các con chẳng thể ăn nổi.

Cứ thế chuỗi ngày mẹ chồng xuống sống cùng là những ngày khá loạn nhịp đối với mấy mẹ con Hương. Mà không chỉ đoảng, mẹ chồng cô còn có tính bày bừa. Những ngày đi làm về được đúng giờ không sao chứ về muộn một chút, để mẹ chồng xuống bếp là báo hại tối đó khắp bếp bày bừa nồi niêu xoong chảo, mỗi thứ một nơi, gia vị mỗi thứ một chốn, đũa nấu với đũa ăn xen kẽ, thịt sống và thịt chín để sát nhau trông rất "ghê người" theo cách nói của Hương.

"Mẹ chồng xuống chơi, bà không quen ai hàng xóm láng giềng vì hễ cứ nói chuyện là hàng xóm người ta cũng không hợp. Vì tính bà chuyện nhà chưa tỏ chuyện ngõ đã thông. Đi tới đâu ăn to nói lớn, rồi vào nhà người ta không giữ ý, lâu dần người ta không thích. Thế mà để bà ở nhà, không cho bà làm việc gì thì bà chán. Xem TV thì bà không nhớ các kênh, không biết cách bật, cứ phải có người phục vụ. Để bà nấu ăn thì không ăn được. Nhiều lúc muốn sống chung cũng thấy khó quá!", Hương than thở.

Vì không hợp nhau trong lối sinh hoạt như vậy mà bao năm nay mẹ chồng Hương cứ đi đi về về giữa nhà con trai và nhà mình ở quê. Bà nửa muốn lên với vợ chồng con, nửa lại không muốn vì khó hòa hợp. Đó cũng là nỗi lòng của Hương. Nhiều khi không phải vì không yêu quý nhau mà đơn giản khó sống chung chỉ vì không hợp.

Theo Phương Nghi

Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/loan-nha-vi-me-chong-doang-20191122124632315.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY