Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Có phải sau khi mãn kinh, phụ nữ nào cũng bị bệnh loãng xương không? Xin bác sĩ cho biết cần làm gì để khắc phục?

Nguyễn Thị Thanh Hương (Hà Nội)

Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%. sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1-5%, trong đó 3-5 năm đầu sau mãn kinh, tốc độ thoái hoá xương cao nhất với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai... đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế không phải người phụ nữ nào sau mãn kinh cũng đều bị loãng xương. theo thống kê, 30% phụ nữ mãn kinh mắc bệnh loãng xương, 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn, dễ bị gãy hơn bình thường. chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc bị ngã cũng có thể làm xương bị gãy. những nhân tố sau đây quyết định đến chất lượng và sự phát triển của xương: di truyền - chiếm tới 80%, 20% còn lại là do chế độ ăn uống, vận động, nội tiết tố, Thu*c, thể trọng, có bệnh mạn tính và mãn kinh quá sớm. vì thế để giảm thiểu bệnh loãng xương khi mãn kinh, ngay từ khi còn nhỏ, cần bổ sung cho cơ thể lượng canxi thích hợp. việc bổ sung này kéo dài suốt cuộc đời. bên cạnh đó, cần năng tập thể dục thể thao, chọn những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động để xương cứng cáp hơn như đi bộ, tennis...       

BS. Phạm Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/loang-xuong-o-phu-nu-man-kinh-n187700.html)

Chủ đề liên quan:

loãng xương mãn kinh

Tin cùng nội dung

  • Ở tuổi trung niên do nồng độ oestrogen giảm. Chất này có tác dụng làm tăng khối cơ bắp nên ở tuổi mãn kinh, khối lượng cơ giảm trong khi lượng mỡ tăng khiến cho rất nhiều phụ nữ ở tuổi mãn kinh tăng cân
  • Mangyte-Trong y học cổ truyền, trạng thái “mãn kinh đàn ông” chủ yếu là do thiên quý, tinh khí và thận khí suy giảm. Ngoài dùng Thu*c, châm cứu bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh…, một phương thức khá đơn giản và độc đáo là lựa chọn và sử dụng các thực phẩm thông dụng hàng ngày cho từng thể bệnh.
  • Một vài động tác tự xoa bóp đơn giản, dễ phổ biến, dễ thực hiện, an toàn và đáng tin cậy, cho chị em tự chăm sóc sức khỏe.
  • Vào tuổi này, khi làm chuyện ấy, nếu chẳng may nam giới bị thất trận vài ba lần thì lập tức họ lo lắng, nghi ngờ “năng lực” của mình.
  • Tăng cân gấp đôi chỉ trong vòng vài tháng, khó chịu, bực bội, nóng bừng trong người… Cô bé Amanda Lewis không hiểu điều gì đang thực sự xảy đến với mình.
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY