Dù đã diễn ra khá lâu nhưng đến nay vấn nạn này vẫn chưa thể xử lý, nhất là mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng.
Cổng Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, bởi vỉa hè chật chội, hàng quán xô bồ trong khi mật độ phương tiện qua lại khu vực này rất cao. Dù trong thời gian qua, tình hình an ninh, trật tự đã phần nào được tăng cường đảm bảo nhưng gần đây lại xuất hiện hình thức “độc quyền” xe ôm với hành vi rất manh động.
Mới đây một clip được camera (PV truyền hình VTV 24) ghi lại cho thấy, tại đã xuất hiện vụ việc một tài xế xe ôm truyền thống dùng gậy, băng đỏ để phân luồng giao thông và có hành vi lộng hành, đe dọa, xua đuổi các nhóm xe ôm công nghệ (Grab,...). Đáng quan tâm, không chỉ có hành vi xua đuổi mà các đối tượng côn đồ còn sử dụng bạo lực, hành hung một tài xế xe ôm công nghệ trước sự bất bình của nhiều người khi chứng kiến sự việc. Do thường xuyên bị các đối tượng côn đồ dằn mặt, nên hầu hết các xe ôm công nghệ đều không dám di chuyển xuống gần mà phải đứng cách xa vài trăm mét. Thậm chí khi có khách gọi xe và sốt ruột chờ đợi nhưng nhiều tài xế cũng không dám xuống gần cổng... Có thể thấy sự cạnh tranh giữa hai loại hình xe ôm giờ đây không chỉ đơn thuần về công nghệ, giá cả và chất lượng dịch vụ mà đã trở thành một cuộc chiến...
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Công an phường Láng Thượng xác nhận: Sau khi tiếp nhận được phản ánh, chúng tôi đã cho mời các đối tượng liên quan lên làm việc. Việc cạnh tranh giữa xe ôm truyền thống và công nghệ không chỉ xảy ra ở Bệnh viện Nhi mà còn ở nhiều nơi công cộng và các khác. Sự lộng hành và bạo lực trên là hai sự kiện được ghép vào với nhau và xảy ra ngoài giờ hành chính, lúc vắng mặt cả chiến sĩ trực chốt và cán bộ tự quản. Việc lộn xộn đôi lúc cũng xảy ra, còn việc bảo kê xe ôm tại này là hoàn toàn không có - vị lãnh đạo trên khẳng định và đồng thời cho biết: Đã có quy chế phối hợp giữa công an và bệnh viện, hàng ngày bên cạnh việc cử chiến sĩ đến trực chốt giờ hành chính, đơn vị còn cử chiến sĩ hoạt động, giám sát ngầm (không mặc cảnh phục) trong khu vực để đảm bảo an ninh, trật tự. Nếu có hoạt động bảo kê, chúng tôi sẽ xử lý ngay...
Không chỉ tại cổng Bệnh viện Nhi, tình trạng lộn xộn, ùn tắc còn diễn ra tại nhiều khác, đặc biệt tại các lớn. Điển hình tại khu vực cổng chính và phụ Bệnh viện Bạch Mai nằm trên đường Giải Phóng và phố Phương Mai, tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông nghiêm trọng luôn xảy ra, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là việc taxi đón, trả khách tùy tiện, xe ôm cả truyền thống lẫn công nghệ đứng tràn lan để bắt khách, những hàng quán tự phát mọc lên,... đã tạo nên khung cảnh hỗn loạn trước cổng bệnh viện. Ngay cả khu vực lan can bảo vệ đường ray tàu hỏa trước cổng Bệnh viện Bạch Mai cũng bất đắc dĩ một bên trở thành bến đỗ xe ôm, taxi gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra T*i n*n.
Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyền, Tổ trưởng Tổ trật tự Công an phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) cho biết: Lực lượng đảm bảo trật tự công cộng, ATGT ở đây chủ yếu là công an phường và có sự tăng cường vào giờ cao điểm của lực lượng CSGT đội 4. Bất cập ở đây là việc không cho taxi đón trả khách trong khuôn viên (việc dừng đỗ taxi trong sân có thể gây ùn tắc trong bệnh viện) nên họ buộc phải trả khách bên ngoài cổng. Về quy chế xử phạt, chúng tôi chỉ ở mức độ nào đó chứ không như chức năng bên CSGT. Đa phần các trường hợp vi phạm chúng tôi chỉ nhắc nhở...
Cũng theo anh Tuyền, việc ngồi bán hàng rong ở đây là sai quy định, mặc dù chúng tôi đã nhắc nhở, xử phạt nhiều nhưng vì miếng cơm manh áo họ vẫn chống đối và chây ỳ. Khi mình đuổi thì họ lại vác mẹt khoai, sắn... chạy, nhiều lúc làm quá thì họ lại ăn vạ. Họ sẵn sàng quay phim, chụp hình rồi lu loa, đổ vấy cho công an này nọ... khiến chúng tôi cũng cảm thấy khổ tâm. Vả lại, nhiều lúc do lực lượng mỏng, chúng tôi còn phải lo thông suốt lối ra vào nên không thể lúc nào cũng đi đuổi hàng rong.
Cùng quan điểm với anh Tuyền, một chiến sĩ CSGT thuộc Đội số 4 cho biết: Do taxi phải trả khách phía ngoài nên với những trường hợp bệnh nhân nặng, chẳng hạn như gãy chân, hay tai biến... taxi buộc phải chờ để người nhà lấy cáng hay băng ca ra đón... Việc taxi dừng đỗ như vậy là sai quy định nhưng rất khó xử lý, mình phải linh động và nhắc nhở “đẩy đuổi”. Bên cạnh đó, việc lách luật, chống đối của tài xế taxi cũng là vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn như nhiều taxi không dừng đỗ mà họ cố tình đi chậm chậm qua để đón trả khách thì mình cũng không thể xử phạt vì chưa có quy chế...
Đề giải quyết dứt điểm tình trạng trên, cần sự phối hợp đồng bộ giữa và cơ quan chức năng, công an và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó cần có những biện pháp tăng cường, xử lý mạnh để chấn chỉnh các vi phạm, trả lại sự thông thoáng tại khu vực cổng bệnh viện.
Việt Anh