Thống kê của Bộ Y tế, đến tháng 10/2021, cả nước ghi nhận hơn 54.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có 18 trường hợp T* vong. Số ca mắc và T* vong đa số ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Bình Phước, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng....
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM, chỉ riêng trong tháng 9/2021, đơn vị này đã tiếp nhận 12 ca sốc SXH rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 5-6 bệnh nhân. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca SXH nhập viện giảm nhưng số ca nặng thì nhiều hơn.
Khoa SXH, Bệnh viện Nhi đồng 1 những ngày gần đây cũng liên tục ghi nhận gia tăng số trẻ phải nhập viện. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 10-15 trẻ mắc SXH, đặc biệt đã có 1 trẻ T* vong do SXH huyết nặng.
Cũng theo bs nguyễn minh tiến, thời gian qua, bệnh viện nhi đồng thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho 5 trẻ vừa mắc covid-19 vừa bị sxh. tương tự, bệnh viện nhi đồng 1 cũng đã điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh “kép”.
Các triệu chứng của SXH như sốt, đau mỏi cơ... rất dễ nhầm lẫn với Covid-19, khiến người dân chỉ chú trọng vào điều trị Covid-19 mà không để ý đến SXH. Điều này dẫn đến trẻ không được điều trị kịp thời, chuyển biến nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cả 2 bệnh đều có triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, đau vai, đau chân, đau khớp. Để chẩn đoán xác định chắc chắn 2 bệnh này, phải dựa trên xét nghiệm.
Bình thường điều trị SXH mất khoảng 1 tuần, nếu bệnh nhi mắc thêm Covid-19 thì phải kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần. Những trẻ bị SXH kèm Covid-19 sẽ được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực để điều trị cùng lúc cả 2 bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ khỏi nhanh hơn.
Thời điểm này, nhiều người dân vẫn e ngại đến các cơ sở y tế thăm khám do lo sợ Covid-19 nên đã bỏ qua thời gian “vàng” trong điều trị, khiến nhiều người rơi vào trạng thái sốc do SXH. “Khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt, cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách”, các chuyên gia y tế khuyến cáo.