Lts: thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm về nhiều thông tin các sản phẩm tpcn, sản phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng hỗ trợ: chống lão hóa, tăng sức đề kháng, làm đẹp, hỗ trợ điều trị bệnh…
Cùng với xu thế đó là hàng loạt các mặt hàng tpcn, các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu, cung ứng các sản phẩm với hàng loạt chiêu trò quảng cáo chưa đúng với các quy định của pháp luật. chính vì vậy, người tiêu dùng như lạc vào “ma trận” các sản phẩm tpcn, cho nên vẫn e dè và thiếu niềm tin khi muốn tiếp cận sử dụng tpcn.
Bên cạnh đó, hiện nay các cơ quan chức năng mặc dù cũng có những biện pháp hành chính, xử phạt những đơn vị vi phạm về quảng cáo, tuy nhiên dường như chỉ là “muối bỏ bể”. nhất là hiện nay hình thức xử lý và số tiền phạt quá nhỏ so với lợi nhuận thu được. do đó, rất nhiều công ty sẵn sàng nộp phạt và…tiếp tục vi phạm.
Quản lý thế nào và làm thể nào để người tiêu dùng yên tâm hơn khi tìm kiếm thông tin, mua các sản phẩm tpcn là một “bài toán” khó cần sớm có lời giải, tránh những tác động tiêu cực về lâu dài với thị trường tpcn.
Báo Nhà báo & Công luận có loạt bài viết xung quanh thực trạng về hoạt động quảng cáo, kinh doanh TPCN hiện nay.
Theo cục an toàn thực phẩm (bộ y tế), từ những năm 2000, tpcn đã xuất hiện ở việt nam và chỉ có khoảng 63 mặt hàng, khi đó các sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu. sau 10 năm, con số này tăng lên hơn 3700 mặt hàng với hơn 1600 cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này. đến năm 2016 cả nước có khoảng gần 3500 mặt hàng tpcn. còn đến nay, hơn 70% các sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường việt nam là do các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trong nước sản xuất, còn hơn 20% là thực phẩm chức năng nhập khẩu. thị trường trong nước cũng đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cũng như các loại sản phẩm.
Một thống kê của hiệp hội thực phẩm chức năng cho thấy, số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng theo từng năm. chủ tich hiệp hội tpcn trần đáng cho biết, xu hướng tiêu dùng tpcn tăng lên, bởi tpcn là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. công dụng của tpcn đã được nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới trong đó có nhật bản từ những năm 80, sau đó dần phát triển ở các quốc gia khác như hoa kỳ, hàn quốc, canada, úc, new zealand, trung quốc…
Thực phẩm chức năng bản chất là một loại thực phẩm điều trị, cũng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, tăng sức khỏe, sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật… tpcn bên trong có những hoạt chất tấn công vào yếu tố và điều kiện gây bệnh, như giảm đường máu, mỡ máu, giảm nguy cơ gây ung thư… vì thế nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao.
Cũng chính vì vậy mà những năm gần đây, thị trường tpcn tại việt nam đang là một mảnh đất màu mỡ, nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. kéo theo đó là hàng loạt các chiêu trò kinh doanh, bán hàng online, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…được nhiều đối tượng lợi dụng để trục lợi.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ tpcn của người dân ngày càng nhiều, chính vì vậy trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại tpcn “đánh thẳng” vào tâm lý người dân. thậm chí nhiều loại thực phẩm còn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đạt chuẩn có thể tạo ra những nguy cơ cho người sử dụng.
Tại bản tin chống buôn lậu hàng giả thường xuyên cập nhật nhiều thông tin nóng về các nguồn tpcn được bắt giữ vì làm giả, nhái, buôn lậu hàng không rủ nguồn gốc. chưa kể, hiện nay, rất nhiều sản phẩm tpcn, thực phẩm bổ sung được quảng cáo sai công dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí mất kiểm soát đến mức có nhiều sản phẩm chưa được lưu hành nhưng đã rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Ngay các trang mạng xã hội, các website cũng đang có tình trạng loạn quảng cáo về TPCN, loạn giá cả, rồi hàng đa cấp phát triển, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường... đang là cái bẫy đối với người tiêu dùng.
Cục an toàn thực phẩm, liên tục có các đợt thanh tra, kiểm tra các công ty kinh doanh tpcn, phát hiện các sai phạm, công bố hình thức xử phạt trên website, thậm chí còn phải “cảnh báo” người tiêu dùng, nhưng mọi việc vẫn “đâu vào đấy”.. đơn cử như sản phẩm linh tự đan, rizin, cốm su bạc… mặc dù đã được cục an toàn thực phẩm khẳng định bằng các bản tin về sai phạm, tuy nhiên các công ty vẫn tiếp tục vi phạm.
Gần đây, để đối phó với các hình thức kiểm tra, nhiều đơn vị cung cấp tpcn còn chuyển sang bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như tiki, website… nhưng khi cục an toàn thực phẩm đến làm việc với đơn vị cung cấp thì hầu hết các doanh nghiệp không thừa nhận hoạt động quảng cáo là của đơn vị. do đó, cục an toàn thực phẩm chỉ còn cách… khuyến cáo người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm. liên tiếp các công ty có tên tuổi bị phạt do sai phạm trong quảng cáo, liên tiếp các thông tin hàng nhái hàng giả ở khắp nơi kể cả tại các chợ Thu*c hay các cửa khẩu… vô hình chung tạo nên sự hoang mang cho người tiêu dùng.
Điều này cho thấy, các cơ quan chức năng dường như đang “bó tay” trước các chiêu trò, “lách luật” của các công ty cung cấp tpcn. nhất là các chính sách, quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh tpcn còn lỏng lẻo. do đó cần có những chế tài, quy định rõ ràng về điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn sản phẩm tpcn. qua đó hạn chế được các hành vi quảng cáo sai sự thật, đưa thông tin “giả” tới người tiêu dùng.
Chủ đề liên quan:
chức năng người tiêu dùng thị trường thực phẩm thực phẩm chức năng tiêu dùng trường