Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Mắc lại sốt xuất huyết, bệnh sẽ nặng hơn lần đầu

Rất nhiều người tưởng rằng đã mắc sốt xuất huyết thì sẽ không bị lại. Tuy nhiên, việc tái phát vẫn xảy ra và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.
Tình hình bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là rất phức tạp, nhất là những tháng cuối năm. Nguy hiểm hơn khi hiện nay, nước ta chưa có vắc-xin phòng bệnh này. TS Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc TT y tế dự phòng Hà Nội, cảnh báo, nếu như trước đây dịch SXH thường bùng phát vào tháng 6, 7, đỉnh dịch rơi vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 11, 12, thì mấy năm gần đây sốt xuất huyết (SXH) diễn biến không theo quy luật đó, hầu như lưu hành quanh năm và có thể bùng phát thành dịch lớn bất cứ lúc nào.

Diễn biến phức tạp

Không chỉ thất thường về quy luật thời gian lưu hành đỉnh dịch, ThS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương, còn cho biết SXH đang có xu hướng thay đổi về lứa tuổi mắc bệnh. Trước đây khu vực miền Nam thường ghi nhận người mắc ở nhóm tuổi dưới 15, thì hiện nay bệnh lại xuất hiện nhiều ở nhóm người trung niên. Đặc biệt, khu vực miền Bắc, bệnh xuất hiện nhiều ở người trên 50. Thậm chí, bệnh viện đã từng ghi nhận người trên 70 tuổi mắc SXH trong khi trước đây trường hợp trên 40 tuổi mắc bệnh là rất hiếm. Theo thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn nhập viện do SXH, trong đó hơn 50 ca ở độ 3 - 4. Cũng theo thống kê của cơ sở này, so với những năm trước, tỷ lệ mắc SXH ở người lớn ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, chỉ chiếm 14%, năm 2004 lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay là 75%. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhiều người dân rất chủ quan cho rằng đã mắc SXH thì sẽ không mắc lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Lý giải điều này, ông Hiển cho biết khi bị nhiễm một trong bốn type của vi trùng SXH, cơ thể người bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại typép đó. Nếu người mắc SXH lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là type vi trùng khác. Khi đó, hai kháng thể của hai type vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch. Lưu ý phòng bệnh Về bệnh SXH, các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh trường hợp sốc SXH ở trẻ, khi thấy con sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu: bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng; tay chân lạnh; lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống;…thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, không được dùng Thu*c Aspirin vì Thu*c này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến Tu vong. Tốt nhất sử dụng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Theo ThS Nguyễn Hồng Hà, đối với bệnh nhân SXH, không thể tiên đoán được bệnh sẽ tiến triển nặng hay nhẹ, mà phụ thuộc vào tùy từng trường hợp, dù có thể mắc týp gây bệnh giống nhau. Do đó, vấn đề theo dõi, cấp cứu điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh có vai trò rất quan trọng. Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Tuyêt đối không được truyền các dung dịch có đường, dung dịch pha vitamin, có đạm vì rất dễ dẫn tới sốc, gây tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh SXH nên cách phòng bệnh hiệu quả nhất là người dân phải giữ vệ sinh nhà cửa luôn khô, thoáng, không nên dùng các dụng cụ hở nắp tích trữ nước trong nhà. Theo M.Hương, N.Đồng - Báo Đất Việt
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mac-lai-sot-xuat-huyet-benh-se-nang-hon-lan-dau-9988.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY