Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Mangyte ơi, Nằm mơ nhiều lần là do rối loạn thần kinh?

1 năm nay cháu ngủ lúc nào cũng gặp chiêm bao, 1 đêm 5-6 lần như thế. 2 tháng trở lại đây thì không ngủ được, có lúc đầu tê cứng...

Thưa BS,Cháu 22 tuổi.1 năm nay cháu ngủ lúc nào cũng gặp chiêm bao,1 đêm 5-6 lần như thế. 2 tháng trở lại đây thì không ngủ được, có lúc đầu tê cứng, tỉnh dậy rất mệt mỏi không còn sức lực, chóng mặt lắm ạ.

Trước đó không lâu cháu đã khám và điều trị tại BV Bạch Mai, BS bảo là bị rối loạn thần kinh, uống Thu*c cũng đỡ, sau đó ốm lại với những triệu chứng như trên.Nhờ AloBacsi tư vấn cho cháu nên chữa như thế nào? Có đúng là cháu bị rối loạn thần kinh không ạ, sao mãi không khỏi? Cháu xin chân thành cảm ơn.

(Trung Huân - Hà Tĩnh)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em Huân,

Trong thư, em nêu các biểu hiện rối loạn giấc ngủ (nằm mơ nhiều lần, khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không hồi phục –cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, tê cứng khi thức dậy). Tuy nhiên, em lại không cho biết có các biểu hiện nào khác đi kèm không.

Rối loạn giấc ngủ có thể tiên phát hoặc thứ phát. Trong trường hợp rối loạn giấc ngủ tiên phát, tức là các xáo trộn giấc ngủ này xuất hiện đơn lẻ, hoàn toàn không có bệnh lý nào gây ra; việc điều trị chính yếu là thay đổi chế độ sinh hoạt bao gồm: chế độ học tập/ làm việc phù hợp, đi kèm vận động cơ thể hợp lý (đảm bảo có vận động cơ thể mức độ vừa phải, cách giờ ngủ ít nhất 2 giờ), chế độ ăn uống khoa học (cân bằng dinh dưỡng và vitamin, không sử dụng các chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh), đảm bảo vệ sinh giấc ngủ (phòng ngủ yên tĩnh, không quá sáng, không đọc sách hay xem ti vi trên giường...).

Song song đó Thu*c men có thể được chỉ định trong giai đoạn đầu giúp cho việc phục hồi sức khỏe được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Việc chỉ định và theo dõi dùng Thu*c cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần có kinh nghiệm để đảm bảo cho việc khôi phục cấu trúc giấc ngủ được nhanh, hợp lý, và quan trọng nhất là kế hoạch giảm và ngưng Thu*c hợp lý giúp duy trì giấc ngủ sau khi ngưng Thu*c hoàn toàn.

Trong trường hợp rối loạn giấc ngủ là thứ phát, nguyên nhân gây xáo trộn có thể là các bệnh lý về mặt cơ thể: như các bệnh gây đau khiến không ngủ được; các xáo trộn trên hệ hô hấp –hội chứng ngưng thở khi ngủ… Khi đó, việc điều trị các bệnh lý nguyên nhân này là yếu tố then chốt để giấc ngủ được phục hồi.

Ngoài ra, nhóm nguyên nhân kế tiếp gây xáo trộn giấc ngủ là nhóm bệnh lý tâm thần, hay nói cách khác trong trường hợp này rối loạn giấc ngủ chỉ là một trong các biểu hiện bệnh. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh trầm cảm, và rối loạn lo âu. Trường hợp này, cần xác định đúng rối loạn tâm thần mắc phải để có điều trị phù hợp. Chỉ khi bệnh lý tâm thần được kiểm soát, rối loạn giấc ngủ mới được phục hồi.

Do đó, để có thể giải quyết rối loạn giấc ngủ của em, em nên đến khám chuyên khoa tâm thần để được kiểm tra và đưa ra phương thức điều trị hợp lý.

Chúc em mau khỏi bệnh.

BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/alobacsi-oi-nam-mo-nhieu-lan-la-do-roi-loan-than-kinh-n138318.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY