An toàn thực phẩm hôm nay

Mặt nạ đông y trôi nổi: Kẻ tàn phá da mặt

(MangYTe) - Chỉ với một click là chị em dễ dàng mua được mặt nạ đông y được quảng cáo với hàng loạt tác dụng “tuyệt vời”. Tuy nhiên, nhiều người đã bị dị ứng nên sưng đỏ, viêm tấy, bong tróc da,... chỉ sau hai đến ba lần sử dụng.

Thận trọng và không sử dụng mặt nạ Đông y trôi nổi trên thị trường. Nguồn: Internet

Hậu quả khôn lường trước lời quảng cáo hấp dẫn

Thực tế đã chứng kiến không ít các chị em “than trời” kể về những hậu quả để lại trên da của họ sau những lần tự mạnh dạn đầu tư để làm đẹp, cải thiện nhan sắc cho bản thân. Kích ứng nhẹ cũng có, dị ứng mẩn đỏ cũng có, thậm chí là tổn thương da vĩnh viễn và phải cầu cứu bác sỹ.

Mới đây, cô gái 21 tuổi (ở Long An) đã mua một loại mặt nạ đắp lên sẽ có làn da trắng đẹp về sử dụng sau khi xem quảng cáo. Sau 2 lần đắp, da mặt cô bị sưng phù, nổi mụn mủ, phải đến Bệnh viện Da liễu TP HCM để điều trị.

Cô gái đến viện trong tình trạng mặt sưng phù, nổi mụn mủ khắp mặt. Cô cho biết: “Vì muốn có một làn da trắng đẹp nên tôi lên mạng tìm hiểu và mua một loại mặt nạ Đông y với giá hơn 600.000 đồng để đắp”.

Theo lời kể của cô, lần đầu đắp mặt nạ không thấy biểu hiện gì nhưng đến lần đắp thứ 2 cô thấy da hơi rát, qua ngày hôm sau thì mặt đỏ bừng và đến tối thì mặt sưng phù.

Sau khi nhập viện, cô gái trẻ đã được bác sĩ điều trị với Thu*c kháng sinh, kháng viêm và Thu*c bôi tại chỗ. Qua 1 tuần điều trị, mặt bệnh nhân đã mặt hết sưng, đỏ, tiếp tục theo dõi, điều trị ngoại trú.

Hay trước nữa, chị Nguyễn Thu Loan (Trương Định, Hà Nội) sau khi dùng mặt nạ Đông y được một thời gian, da mặt chị xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.

Chị kể lại, vì đi nắng nhiều nên da mặt xấu đi, chị càng tích cực đắp mặt thường xuyên hơn với loại mặt nạ Đông y làm trắng da. Tuy nhiên, trên da chị lại xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ dày lên khiến mặt chị như bị sưng tấy.

Dù thường xuyên có lời cảnh báo từ các chuyên gia, bác sĩ da liễu về việc sử dụng mặn nạ Đông y, mặt nạ Đông y trôi nổi trên mạng, làm tổn hại đến da mặt, nhưng nhiều chị em vẫn bất chấp, dù số tiền phải bỏ ra để mua mặt nạ là khá lớn. Và kết quả là “tiền mất, tật mang”.

Chưa kể một số loại mặt nạ còn pha trộn hóa chất để có tác dụng nhanh, có thể khiến da mặt của người sử dụng có thể bỏng. Người dùng cũng không nên tin vào sản phẩm quảng cáo là dược liệu Đông y có tác dụng tẩy nám, làm da trắng hồng chỉ sau vài lần sử dụng.

Đa số hiện nay, các chị đều mua sản phẩm mặt nạ Đông y trên mạng xã hội hay trang thương mại điện tử. Cho dù sản phẩm đang rao bán tràn lan với những lời quảng cáo hấp dẫn đến nghi ngờ nhưng vẫn đang được nhiều chị em tin dùng một cách mù quáng. Và rồi, da mặt của nhiều người đã xuống sắc trông thấy.

Mặt nạ Đông y đa dạng tràn lan trên mạng xã hội

Chẳng khó khăn gì để mua những gói bột Thu*c Bắc đóng sẵn về pha chế để tự đắp mặt được quảng cáo rầm rộ với công dụng như làm sạch và loại bỏ độc tố bám trên da, chống sần da mặt và thông thoáng da, giảm nhanh mụn sưng đỏ, mụn bọc, làm trắng da đều màu, trị mụn, nám, tàn nhang, mờ vết thâm… ngay tức thì.

Những loại mặt nạ này thường được chế biến, đóng gói gia công dưới dạng bột hoặc dung dịch có giá 50.000 - 100.000 đồng/túi.

Theo lời người bán, mỗi lần dùng, khách hàng chỉ cần lấy 2 thìa bột trộn với sữa chua, sữa tươi hoặc nước tinh khiết, tạo thành dạng sệt, bôi đều lên mặt, 30 phút sau rửa sạch. Các sản phẩm này đều không có nhãn mác, không ghi ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, công dụng. Khách hàng chỉ được người bán khẳng định, sau 1-2 tuần sử dụng, chắc chắn người dùng sẽ có một làn da như ý. Và những loại mặt nạ này có gây kích ứng và phù hợp với mọi loại da hay không thì người bán cho hay, những thành phần sử dụng làm mặt nạ hoàn toàn là Thu*c Đông y, từ thảo dược thiên nhiên nên không gây dị ứng.

Có vô số loại mặt nạ làm da mịn màng, trắng sáng, mờ vết thâm, sạm đen, tàn nhang, nâng đỡ cơ mặt, chống nhăn,… “thượng vàng, hạ cám” có thể dễ dàng tìm thấy ở trên mạng xã hội, các trang thương mại điện tử.

Sang hơn, nhiều trang bán hàng với lời quảng cáo là ngoại nhập lên đến vài trăm nghìn một sản phẩm. Sản phẩm có thể là dạng bột, dạng lỏng, đắp một lần hay nhiều lần, dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, trên bao bì in bằng tiếng nước ngoài, thường là tiếng Trung Quốc đa phần được giới thiệu là hàng nhập của Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, không có phiên dịch sang tiếng Việt, khiến người mua chỉ biết dùng theo hướng dẫn và quảng cáo của người bán.

Với các loại mặt nạ không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không phụ đề đó thực sự gồm có các thành phần nào, cũng như liều lượng của mỗi thành phần đó là bao nhiêu. Và cũng không đảm bảo được Thu*c đó có gây dị ứng hay tác hại nào khác cho da hay không.

Khi xu hướng “gần gũi với thiên nhiên” được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Việc sử dụng nhiều mỹ phẩm, trong đó có mặt nạ được chiết xuất từ cây cỏ, thảo mộc. nhiều người nghĩ rằng nó rất “lành”, không tác dụng phụ như Thu*c Tây nên dễ dàng sử dụng mà không cân nhắc, tự tìm mua, pha chế thảo dược để sử dụng mà không có ý kiến chuyên gia.

Hậu quả của việc sử dụng loại mặt nạ làm từ Thu*c Đông y trôi nổi này là nhiều người bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, đau rát, nên phải đi khám và điều trị ở Bệnh viện Da liễu.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo Lương Y Nguyễn Đức Nghĩa, việc làm đẹp bằng Đông y là hoàn toàn có thể, nhưng tốt nhất chị em nên tìm đến thầy Thu*c để được xem mạch, thăm khám, kê toa. Cũng như Thu*c Tây, việc sử dụng Thu*c Đông y cho bất kỳ mục đích gì đều cần có liệu trình đàng hoàng, phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Hơn nữa, vì các vị Thu*c có tác dụng đến đâu còn phụ thuộc cơ địa từng người. Có những người nếu không hợp Thu*c, thậm chí có thể dị ứng, nổi mề đay, nổi mụn hay phù nề...

Thông thường, khi da tiếp xúc với chất dị ứng trong vòng 48-72 giờ sẽ xuất hiện tình trạng viêm da dị ứng. Thời gian để gây ra dị ứng không cố định ở từng người. Đó là lý do nhiều người đắp lần đầu thấy đẹp, đến lần sau mới có biểu hiện viêm da dị ứng. Các trường hợp cấp tính có thể làm bùng phát ban đỏ, mụn nước và bóng nước, ngứa. Các trường hợp mạn tính có thể có biểu hiện da dày lên kèm các vết rạn và nứt da.

Những sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc Đông y chỉ có tác dụng nếu thực hiện đều đặn và lâu dài, phải sử dụng theo đúng liều lượng và tùy từng loại da. Vì các loại Thu*c Đông y tác động vào da theo con đường sinh hóa, nghĩa là ngấm dần vào máu và có công dụng lâu dài và an toàn, chứ không thể có tác dụng nhanh chóng như các loại hóa chất.

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trong Đông y, các vị Thu*c như bạch phục linh, cám gạo, trái cây, hoa đào, hoa hồng... có công dụng làm đẹp và đã được kiểm nghiệm thực tế. Tuy nhiên, các thành phần này phải được pha chế đúng liều lượng và thường sau một thời gian mới phát huy hiệu quả chứ không thể trong một sớm một chiều.

Còn trong những loại bột, dung dịch tự chế được rao bán trên mạng thì không ai có thể kiểm soát được chất lượng, thành phần, liệu có “bổ sung” thêm các chất tẩy trắng nhanh hay không. Người sử dụng tuyệt đối không nên tin vào các sản phẩm quảng cáo là dược liệu Đông y nhưng lại có tác dụng nhanh rõ rệt, như tẩy sạch nám, làm da trắng hồng chỉ sau vài lần sử dụng, theo Lương y Phó Đức Thảo, Hội Y học cổ truyền Việt Nam.

Da mặt là một vùng da hết sức nhạy cảm nên các chị em không thể tùy tiện đắp lên đó các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, người dùng cần hết sức cẩn trọng, nên thử phản ứng trên một vùng da nhỏ dưới cánh tay trước khi dùng để đắp mặt.

Các bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ cần thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm làm đẹp. Không nên tin tưởng thái quá vào các thông tin không chính xác trên mạng xã hội, không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không rõ thành phần. Trong trường hợp có bất kỳ biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu có uy tín để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Minh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/tieu-dung-va-du-luan/mat-na-dong-y-troi-noi-ke-tan-pha-da-mat-518921.html)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY