Dáng đẹp hôm nay

Mẹ đẻ thường bé nặng 3kg, các bác sĩ sững sờ vì tình huống hiếm gặp

Một bác sĩ sản khoa còn phải thốt lên rằng suốt 23 năm làm việc chưa gặp trường hợp này bao giờ.

Mới đây, Bệnh viện Trung ương Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã đỡ sinh thành công bé trai nặng hơn 3kg bị dây rốn quấn cổ tới 6 vòng.

Mẹ của bé, người phụ nữ họ Đại cho biết mình rất ngạc nhiên khi biết về tình trạng của con mình: "Tất cả các bác sĩ đã tập trung vào phòng sinh để nhìn con tôi và đếm số vòng dây rốn quanh cổ thằng bé".

Thậm chí, một bác sĩ khoa sản còn chia sẻ: "Trong suốt 23 năm làm việc, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy em bé bị dây rốn quấn cổ tới 6 vòng".

Bác sĩ Lý Hoa, giám sát viên của Khoa Sản bệnh viện Trung ương Nghi Xương cho biết điều may mắn là dây rốn của bé trai này dài hơn bình thường rất nhiều. Nếu không cậu bé có thể phải đối mặt với nguy cơ bị siết cổ trong quá trình ra đời.

Cụ thể, dây rốn của bé dài đến 90cm trong khi con số trung bình thông thường là 50cm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cậu bé bị quấn nhiều vòng quanh cổ đến thế.

Được biết, bác sĩ đã phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ trong lần siêu âm trước khi sinh 2 tuần. Nhưng khi đó, đứa trẻ có 1 vòng dây rốn. Một tuần sau, thêm một vòng dây rốn nữa quấn quanh cổ em bé, song vì lúc bấy giờ cả em bé và mẹ đều khỏe mạnh nên cũng không muốn can thiệp y khoa.

Nhưng khi sản phụ đau chuyển dạ vào ngày 30/7, các bác sĩ đều rất ngạc nhiên vì dây rốn đã quấn nhiều vòng quanh cổ em bé. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định cho ngời mẹ sinh thường vì mọi chỉ số của 2 mẹ con đều ở trong phạm vi an toàn.

Bác sĩ Lý cho biết chị Đại và em bé đang trong tình trạng ổn định và sẵn sàng về nhà. Riêng chị Đại thì "cảm thấy may mắn vì con không gặp phải vấn đề gì". Chị còn chia sẻ thêm là cậu bé rất nghịch ngợm khi còn ở trong bụng mẹ.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. May mắn là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và Tu vong chu sinh (Tu vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh Tu vong trong vòng 1 tuần sau khi sinh).

Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít thông báo cho mẹ bầu biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bé.

Vậy nhưng tại sao thai nhi lại hay bị dây rốn quấn cổ? Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Khi trẻ chuyển động, đá, đạp… bên trong bụng mẹ sẽ tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ, tay, chân…

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng trong trường hợp hiếm gặp, khi dây rốn thắt quá chặt có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, suy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi dẫn đến việc sinh nở khó khăn hơn.

Có thể bạn quan tâm

    Cứu sống thai nhi bị dây rốn thắt nút hiếm gặp

  • Việc cắt dây rốn chậm ảnh hưởng thế nào đến trẻ sơ sinh?

  • Bé trai còn nguyên dây rốn trong túi nilon, treo trên xe máy ven đường

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/me-de-thuong-be-nang-3kg-cac-bac-si-sung-so-vi-tinh-huong-hiem-gap-1596795153949.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, cháu bé sơ sinh con của sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly được mổ cấp cứu lấy thai vì sa dây rốn, nhưng sau mổ bé bị suy hô hấp nặng, dẫn tới hôn mê.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY