Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Mẹ sinh con thuận tự nhiên chịu truyền máu cho mình, từ chối chích ngừa cho con

MangYTe - Sau nhiều lần được bác sĩ thuyết phục, người mẹ sinh con thuận tự nhiên tại nhà ở TP.HCM đồng ý truyền máu cho mình nhưng lại từ chối chích ngừa và tiêm vitamin K1 cho con để đề phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.

Thông tin trên vừa được bác sĩ Lê Ngọc Diệp - Trưởng phòng công tác xã hội, Bệnh viện Từ Dũ - cho biết ngày 13-2.

Việc từ chối chích ngừa và tiêm vitamin K1 cho em bé, theo bác sĩ Diệp, rất nguy hiểm, chính là nguyên nhân của các ca xuất huyết não ở trẻ sơ sinh và các loại bệnh phát sinh khác.

Trước đó, như Tuổi Trẻ Online thông tin, vào lúc 14h45 ngày 10-2, bằng phương pháp sinh con "thuận tự nhiên", chị H. (34 tuổi, ngụ Q.5) sinh một bé gái tại nhà. Theo sản phụ này, khi em bé lọt phần đầu ra ngoài, chị được một người quen qua giúp đỡ sinh tiếp phần thân của bé.

Sau khi sinh, em bé được đặt nằm cạnh mẹ cùng dây rốn chưa cắt. Đến tối cùng ngày (6 giờ sau khi sinh) người nhà gọi Trung tâm Cấp cứu 115 mong muốn được hỗ trợ cắt rốn cho bé. Ngay lúc này, sản phụ được truyền dịch và chuyển vào Bệnh viện Từ Dũ.

Kết quả xét nghiệm cho thấy sản phụ bị thiếu máu nặng, nguy cơ băng huyết sau sinh và nhiễm trùng… Ban giám đốc, các nhân viên y tế phải rất vất vả thuyết phục sản phụ cùng gia đình thực hiện các can thiệp như may lại vết rách tầng sinh môn, truyền dịch và chích Thu*c co hồi tử cung, chích ngừa và tiêm vitamin K1 cho em bé.

Tuy nhiên sản phụ này không đồng ý, đồng thời đề nghị xuất viện và sẵn sàng chấp nhận tất cả các hậu quả xảy ra.

Theo sản phụ H., cả hai lần sinh trước chị đều sinh tại Bệnh viện Từ Dũ. Tuy vậy, cho rằng rất nhiều bà mẹ đã "sinh thuận tự nhiên" thành công nên lần sinh thứ ba, chị muốn "trải nghiệm" điều này.

Để sinh con "thuận tự nhiên", trước đó sản phụ này tìm hiểu trên mạng và tham gia khóa học về "sinh thuận tự nhiên".

"Trào lưu này ở một bộ phận các bà mẹ có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé. Đặc biệt làm gia tăng nguy cơ các tai biến như băng huyết, nhiễm trùng, vỡ tử cung, sản giật, uốn ván rốn", bác sĩ Diệp phân tích.

Bà cũng khẳng định hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy lợi ích của phương pháp sinh con "thuận tự nhiên" đối với sức khỏe trẻ sơ sinh.

Sản phụ 'sinh thuận tự nhiên' phải đi cấp cứu nhưng... không cho bác sĩ làm gì cả

TTO - Đưa sản phụ đi viện nhưng gia đình không cho bác sĩ tiêm vắcxin uốn ván, viêm gan cho em bé, không cho khâu vết rách của mẹ, không đồng ý dùng Thu*c cho mẹ…

HOÀNG LỘC

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/me-sinh-con-thuan-tu-nhien-chiu-truyen-mau-cho-minh-tu-choi-chich-ngua-cho-con-20200213130229007.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY