Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng Thuốc

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các mẹo dân gian có thể giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng những cách điều

tuy có thể mang đến tác dụng nhanh chóng, nhưng chữa viêm mũi dị ứng bằng Thuốc tây lại tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn, bạn có thể áp dụng cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà để chữa trị. thực hiện những bài Thuốc này thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để mang đến tác dụng tốt nhất. 

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng Thuốc

Mặc dù ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây ra nhiều vấn đề xấu đối với sức khỏe và sinh hoạt cho bệnh nhân. các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nước mắt… sẽ xuất hiện thường xuyên. nó khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và vô cùng bất tiện trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày.

Để điều trị, bên cạnh các loại Thuốc tây, áp dụng các bài Thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. sau đây, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn một số cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà thường được sử dụng:

1. Vệ sinh mũi bằng nước muối S*nh l*

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, sát trùng. Do đó nó thường được dùng để sát trùng vết thương, điều trị tình trạng sưng viêm trong niêm mạc mũi. Lưu ý là để đảm bảo an toàn, bạn nên đi đến các hiệu Thuốc để mua những loại nước muối S*nh l* để sử dụng. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Cụ thể:

Nếu viêm mũi dị ứng nhẹ, chỉ nên dùng vài lần mỗi ngày. tuy nhiên, khi bệnh đã nặng và các dịch trong mũi trở nên đông đặc thì phải dùng nước muối để rửa kỹ hơn. cách tiến hành như sau: đầu hơi cúi về phía trước, cho vòi vào một bên của lỗ mũi và hơi nghiêng đầu sang phía lỗ mũi còn lại. sau đó, bóp nhẹ lọ nước muối để nó chảy ra từ lỗ mũi này sang lỗ mũi còn lại. khi rửa mũi, cần phải thật cẩn trọng và thực hiện nhẹ nhàng. đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. bạn cũng cần phải tiến hành một cách chậm rãi, tránh để dịch mũi hoặc nước mũi bị chảy ngược vào họng hoặc vào tai của trẻ.

2. Trị viêm mũi dị ứng bằng cách bấm huyệt

Chữa bệnh bằng bấm huyệt cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng không dùng Thuốc bạn nên tham khảo. để thực hiện được cách điều trị này, cần xác định được các huyệt nghinh hương, dũng tuyền, tỵ thông, đại chùy… vì xác định được các huyệt  đạo trên cơ thể không phải là điều dễ dàng. do đó, có rất ít người có thể tự áp dụng phương pháp này để chữa trị cho bản thân mà cần phải nhờ đến các thầy Thuốc có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, để giúp bệnh nhân dễ dàng điều trị bằng phương pháp này, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách bấm huyệt đơn giản hơn. Đó là cách bấm huyệt ở ấn đường. Bạn có thể tham khảo cách tiến hành sau đây:

Hãy nối 2 đầu lông mày lại với nhau. Ấn đường của bạn chính là trung điểm của đường thẳng nối 2 đầu lông mày. Sau đó, sử dụng phần thịt của ngón tay để ấn vào huyệt. Lưu ý là ấn với lực mạnh nhưng phải từ từ. Nếu có cảm giác đau thì ngưng lại, cứ giữ nguyên lực ấn trên huyệt khoảng 2 phút. Sau thời gian này thì bạn có thể thả ra.

3. Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các bài Thuốc dân gian

Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các bài Thuốc dân gian là biện pháp an toàn. do đó, bạn có thể áp dụng trong thời gian dài để chữa bệnh. dưới đây là một số bài Thuốc mà bạn có thể áp dụng:

+ Bài Thuốc 1: 

Lấy một miếng sáp ong dài khoảng 1 đốt ngón tay để nhai và nuốt nước, bỏ bã. Để mang đến tác dụng tốt nhất, nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/ngày. Nó cũng sẽ làm giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi cho bạn.

+ Bài Thuốc 2: 

Để áp dụng cách chữa trị này, bạn cần thực hiện như sau:

    Chuẩn bị: 6g bạch chỉ, 12g ké đầu ngựa, 90g hành, 60g tân di, thạch cao, lô cam thạch, băng phiến.
  • Cách tiến hành: Đem các vị Thuốc đi rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Sau đó phơi thật khô và mang đi tán thành bột thật mịn. Cho lượng bột Thuốc đã tán vào một cái bát và đổ thạch cao, lô cam thạch, băng phiến vào và trộn lên thật đều.
  • Cách dùng: Sử dụng bông y tế chấm vào hỗn hợp Thuốc vừa thu được và nhét vào trong mũi. Lưu ý là trước khi chấm Thuốc, hãy vệ sinh thật sạch khoang mũi bằng nước muối S*nh l*. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bội nhiễm trong khi điều trị. Thực hiện cách chữa trị này khoảng 2 lần mỗi ngày vào buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ để mang đến tác dụng  tốt nhất.

+ Bài Thuốc 3: 

Kết hợp tỏi và mật ong cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng không dùng Thuốc bạn nên tham khảo. cũng như bài Thuốc số 1, cách thực hiện của bài Thuốc này cũng vô cùng đơn giản. bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

Tỏi đem bóc vỏ, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Đổ mật ong vào nước cốt tỏi theo tỉ lệ 1 thìa nước cốt tỏi, 2 thìa mật ong nguyên chất. Sau đó trộn đều và dùng hỗn hợp này để nhỏ vào mũi. Cần chú ý trước khi nhỏ Thuốc, bạn phải làm sạch khoang mũi của mình. Để mang đến tác dụng tốt nhất, bạn nên áp dụng bài Thuốc này 3 lần mỗi ngày.

+ Bài Thuốc 4: 

Để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà, bạn có thể áp dụng bài Thuốc sau đây:

    Chuẩn bị: 30g bèo cái tím, 10g ké đầu ngựa.
  • Cách làm: Tất cả các vị Thuốc trên đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và sắc cùng với khoảng 300ml nước. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia lượng Thuốc này ra thành 2 phần bằng nhau để uống vào 2 buổi sáng và tốt. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy các cơn hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi được giảm hẳn.

+ Bài Thuốc 5: 

Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hạt gấc là cũng là cách bạn nên  thử. để thực hiện được bài Thuốc này, hãy chuẩn bị khoảng 20 – 25 hạt gấc. sau đó cho vào bếp than và nướng cho sém phần vỏ bên ngoài. sau đó, phủi hết lớp bụi bẩn bên ngoài và cho vào cối, giã nhỏ. lấy một cái lọ thủy tinh, đổ gấc và rượu ngon vào rồi đậy kín. chờ sang ngày hôm sau, dùng bông sạch thấm dung dịch rượu ngâm hạt gấ để thoa lên sống mũi.

Cách này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, sưng đau cho bạn.

4. Các món ăn giúp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Ngoài những bài Thuốc trên, bạn có thể chữa viêm mũi dị ứng không dùng Thuốc bằng cách ăn các món ăn bổ dưỡng. chúng sẽ hỗ trợ cho việc điều trị mau chóng đạt được kết quả. đồng thời giúp bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bản thân, làm cơ thể khỏe mạnh. sau đây là một số món ăn bạn nên dùng khi bị viêm mũi dị ứng:

+ Cách 1: 

    Chuẩn bị: 1 đôi óc lợn, 2 quả trứng gà.
  • Cách làm: Đập trứng vào tô, cho óc lợn vào rồi trộn đều. Thêm chút đường phèn và rượu trắng lâu năm vào rồi đem hấp cách thủy. Nấu món này để ăn hàng ngày, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đi rõ rệt.

+ Cách 2: 

    Chuẩn bị: Khoảng 1 mét dây mướp (nên chọn đoạn gần gốc), 60g thịt lợn nạc.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó cho chúng vào nồi rồi nấu lên, thêm gia vị cho vừa ăn. Khi thấy thịt đã chín, nhắc xuống và ăn cùng với cơm. Bạn nên thực hiện bài Thuốc này khoảng 3 liệu trình, mỗi liệu trình khoảng 5 ngày. Các biểu hiện của bệnh sẽ nhanh chóng được giảm đi.

+ Cách 3:

    Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 15g tân di.
  • Cách làm: Trứng gà đem luộc chín rồi bóc vỏ, lấy tăm sạch và chích 10 lỗ xung quanh. Đem tân di cho vào nồi nấu lên cùng với 2 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước trong nồi cạn còn khoảng 1 nửa thì cho trứng vào rồi đun tiếp. Khi thấy nước sôi kỹ thì tắt bếp. Lấy trứng gà cùng với nước tân di để ăn hàng ngày.

+ Cách 4: 

    Chuẩn bị: 2 cái đầu cá (khoảng 150g), 3g tế tân, 12g tân di, 12g bạch chỉ, 15g gừng tươi.
  • Cách làm: Đầu cá đem rửa sạch. Tế tân, bạch chỉ, gừng tươi rửa sạch. Đem gừng thái chỉ và tân di thì đem bỏ vào tui vải. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun sôi lên cùng với nước. Đun nhỏ lửa trong vòng 2 tiếng đồng hồ, thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Khi sử dụng, bạn ăn cả nước lẫn cái.

Món ăn này sẽ  giúp giảm nhanh các biểu hiện đau cổ gáy, ngạt mũi, sổ mũi, tăng sức đề kháng cho bệnh nhân.

+ Cách 5: 

    Chuẩn bị: 10g gừng sấy khô, 20g cam thảo nước.

Thông tin thêm: Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!

Trên đây là những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà mà chúng tôi tổng hợp được. những biện pháp điều trị này có thể làm giảm thiểu các triệu chứng viêm mũi dị ứng cho bệnh nhân. tuy nhiên, tác dụng chữa trị của nó có tốt hay không thì còn phải tùy thuộc vào từng người và tình trạng bệnh lý. do đó, nếu thấy áp dụng một thời gian mà bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám để được các bác sĩ tư vấn cách điều trị khác.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và tham vấn y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-khong-can-dung-thuoc)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Trời chuyển lạnh, không khí khô hanh cộng với môi trường ô nhiễm làm nhiều người sáng sớm ngủ dậy thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo ho và đau họng.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY