Dinh dưỡng hôm nay

Mẹo giúp mẹ bảo vệ sức khỏe bé phòng Covid-19

Mẹ hát những bài vui nhộn và cùng con rửa tay, khen thưởng khi bé vệ sinh sạch sẽ, xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối để tăng đề kháng.

Lo ngại Covid-19 lan rộng và không thể giám sát con cả ngày, nhiều mẹ đã chủ động dạy con thực hiện biện pháp phòng tránh lây nhiễm, đồng thời chú trọng chế độ dinh dưỡng giúp con nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên mẹ cần có "chiêu" để trẻ hợp tác.

Dạy bé thường xuyên vệ sinh phòng dịch bệnh

Chơi ngoài công viên nhỏ trong chung cư xong, Bin (năm tuổi) và Bo (ba tuổi) sống tại quận 8, TP HCM vào thang máy, nhờ mẹ lấy dung dịch sát khuẩn xoa vào tay. Đến căn hộ, hai anh em chạy vào vặn nước rửa tay với xà bông mà không cần mẹ nhắc. Chị Huyền bảo đó là thành quả khi chị ở nhà trốn dịch, rèn cho con cách bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh. 

Khi chưa có dịch, cả hai cu cậu chẳng chịu rửa tay, mẹ bảo cũng làm qua loa cho xong. Có khi tay đang dơ nhưng vẫn bốc thức ăn mặc mẹ la hét. Biết hai chàng mê nghịch nước nên chị mua thau nước to cho bé rửa tay và cả đồ chơi. 

"Hai tuần đầu, ngày nào mình cũng kiên nhẫn cùng con rửa tay, rửa sạch sẽ các món đồ chơi, kiên nhẫn dạy con các kỹ năng cơ bản như che miệng khi ho, dùng khăn giấy khi hắt hơi, hạn chế dùng tay chạm lên mắt, miệng, mũi... Mưa dầm thấm lâu, hai bé dần quen với thói quen rửa tay mỗi ngày, biết giữ vệ sinh cơ thể và người xung quanh. Bây giờ, mình giả vờ quên rửa tay là bị hai nhóc nhắc liền", chị nói và cho biết dù cuộc sống bị xáo trộn, nhưng nhìn theo hướng tích cực, bản thân có nhiều thời gian để trò chuyện, dạy dỗ và chăm sóc con, nhất là cảm thấy yên tâm hơn khi cùng con bước qua mùa dịch bệnh.

Rửa tay thường xuyên góp phần loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh cho bé. Ảnh: Ngọc Thành. 

"Bố phải rửa tay bằng xà phòng" là câu cửa miệng của Nấm (năm tuổi, quận 12, TP HCM) khi thấy bố đi làm về. Vừa nói, cô bé vừa kéo bố vào tận lavabo. Ban đầu, mẹ dặn Nấm phải rửa tay thường xuyên, không chạm vào thang máy, hạn chế ra ngoài chơi... Nấm cũng chẳng chú tâm. Nhưng từ Tết đến nay, Nấm chẳng được đến trường, lại không được đi xem phim, ăn kem... đâm ra chán ở nhà, ghét dịch bệnh hơn. Giờ Nâm siêng năng rửa tay với suy nghĩ "Tay sạch mới nhanh được đi học".

Chị Lan (mẹ Nấm) cho biết, nhờ dịch bệnh mà Nấm có ý thức vệ sinh cá nhân hơn hẳn. Không chỉ biết bảo vệ mình, Nấm còn biết nhắc nhở các thành viên trong nhà và các bạn hàng xóm như một "sao đỏ" thực thụ.  

Mỗi lần để bé chịu rửa tay, chị Lài (Đống Đa, Hà Nội) phải bật đúng bài "Ghen Cô Vy" vừa nhún nhảy vừa xoa xoa. Khi tay rửa sạch, bé vỗ vào nhau rồi chạy thẳng lại mẹ khoe thành tích. Chị cũng nghĩ ra phần thưởng nho nhỏ như cây kẹo, cái thơm vào má hay câu khen ngợi để con có động lực hơn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, một trong những cách giúp phòng Covid-19 là rửa tay thường xuyên. Trẻ nhỏ hiếu động nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, mẹ cần hướng dẫn bé rửa tay đúng cách bằng cách khuyến khích, cổ vũ, động viên, khen thưởng con, kiên trì lặp lại nhiều lần... Trẻ thường đưa tay lên mắt, mũi, miệng nên mẹ cần nhắc nhở bé bỏ thói quen chưa tốt này.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dịch bệnh khiến những mẹ có con nhỏ không khỏi lo lắng. Chị Ngọc Mai (quận 2, TP HCM) trải lòng, bé nhà chị mới hơn hai tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để phòng Covid-19, chị chú trọng chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng từ bên trong, tạo ra "hàng rào vững chắc" bảo vệ tốt hơn cho bé khỏi virus, vi khuẩn.

Cả tháng nay, công ty tạm cho nhân viên nghỉ việc nên chị có thời gian chăm sóc bé nhiều hơn. Chị lên thực đơn chi tiết các món con thích, ưu tiên chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn đường ruột để bé tăng hấp thu dưỡng chất, nâng cao hệ miễn dịch, phát triển trí não. Gần một tháng tích cực chăm sóc, uống sữa đều đặn, con tăng cân, khỏe mạnh nên chị cũng bớt lo lắng.

"Dịch bệnh thì thất nghiệp đấy, nhưng lại là dịp cho mình sống chậm lại, có thời gian chăm sóc con, dù gì thì sức khỏe của con là điều quan trọng nhất", chị nói. 

Sữa giúp trẻ tăng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch phòng dịch bệnh. Nuti IQ Diamond với công thức cải tiến IQ MAX-PRO gấp 3 lần DHA hỗ trợ phát triển não bộ. Sản phẩm được bổ sung HMO - chuẩn dinh dưỡng toàn cầu từ BASF Đức, kết hợp cùng Probiotics và Prebiotics, giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Con gái còn nhỏ nên chị Uyên (Nha Trang) cũng chú trọng tăng đề kháng cho bé qua chế độ dinh dưỡng. Chị cho con ăn nhiều rau và trái cây, uống nước cam tươi, ăn sữa chua mỗi ngày. Ngoài ba bữa chính, chị chú trọng chọn sữa cho con để con tăng sức đề kháng trong mùa dịch. Trong đó, chị Uyên chú trọng chọn sữa chứa HMO - một loại prebiotics có trong sữa mẹ giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, HMO khi được hấp thu vào máu sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột, giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi hệ tiêu hóa khỏe, trẻ sẽ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó phát triển não bộ. Do đó, bên cạnh HMO, mẹ có thể lựa chọn loại sữa chứa các dưỡng chất tốt cho não bộ như DHA, Cholin, Taurin. Những dưỡng chất sẽ này giúp trẻ học hỏi nhanh và ghi nhớ tốt hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Cộng đồng Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao NutiFood cho biết, trong mùa dịch, mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp con tăng đề kháng là cần thiết. Thực đơn hàng ngày, phụ huynh nên ưu tiên thực phẩm tăng đề kháng như rau xanh, thịt cá, trứng, sữa... Nhóm rau quả, trái cây khoảng 300-400 gam, tăng cường nhóm đạm, chọn chất béo có lợi như DHA, Omega-3. Mẹ có thể tham khảo thêm tháp dinh dưỡng để cân đối các nhóm chất. Chế độ dinh dưỡng phù hợp còn kích thích não bộ trẻ phát triển ngay từ những năm tháng đầu đời.

Ngọc An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/meo-giup-me-bao-ve-suc-khoe-be-phong-covid-19-4070970.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY