Bài giảng miễn dịch hôm nay

Miễn dịch chống nấm

Nhiễm nấm có thể gây nhiều hậu quả, thường chỉ đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống nấm cùng với Thu*c chống nấm tại chäù có thể tiêu diệt được bệnh nhiễm nấm cạn.

Các cơ chế miễn dịch chống nấm

Nấm có thể gây nhiều bệnh. Người ta phân loại các bệnh này thành: Bệnh nhiễm nấm cạn, nhiễm nấm dưới da và nhiễm nấm sâu.

Trong nhiễm nấm cạn, da hoặc niêm mạc là vị trí tấn công chính, trong khi đó nhiễm nấm dưới da tác động vào các mô kế cận như cå hoặc xương. Thuật ngữ nhiễm nấm toàn thân dùng để mô tả sự xâm nhập của nấm và các mô sâu như gan, phổi hay não. Những nấm gây nhiễm toàn thân thường được chia làm hai nhóm: nấm bệnh lý và nấm cơ hội. Thuật ngữ “bệnh lý” nói lên tính chất có thể gây bệnh cho bất cứ cá thể nào mà nấm tiếp xúc, còn thuật ngữ “cơ hội” để tính chất chỉ gây bệnh trên cơ thể bị suy giảm miễn dịch.

Một số bệnh nhiễm nấm ở người.

Bảng. Một số bệnh nhiễm nấm ở người.

Trong tài liệu này chúng tôi dùng bệnh nhiễm Candida để làm ví dụ. Đây là loại nấm có thể gặp khắp nơi và thường gây bệnh ngoài da cho các cơ thể chủ bình thường. Candida albicans thường tìm thấy trong *m đ*o và đường tiêu hóa từ miệng cho đến hậu môn. Da và niêm mạc nguyên vẹn là hàng rào bảo vệ tốt đối với nấm. Mặc dù pH, nhiệt độ và mức độ thay da là những yếu tố đóng góp quan trọng, các khuẩn lạc vi khuẩn bình thường cũng đóng vai trò quan trong việc ngăn cản sự phát triển của nấm và sự xâm nhập sau đó của chúng. Như vậy, sự đề kháng của hệ tiêu hóa đối với nhiễm Candida có liên quan mật thiết với miãùn dịch tế bào. Rối loạn sinh thái đường ruột do dùng kháng sinh hoặc do biến đổi nội tiết hoặc chấn thương là yếu tố quan trọng gây nhiễm nấm Candida cạn mạn tính.

Biến đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể chủ là yếu tố chính dẫn đến mắc nhiễm nấm toàn thán. phát triển nấm trong cơ thể cơ thể chủ có thể xảy ra khi nấm tìm được đường vào qua lớp da hay niêm mạc bị tổn thương, qua các dụng cụ tiêm truyền (nhất là khi chuyền các dung dịch đường và acid amin ưu trương) hoặc qua xông tiểu. trong trường hợp nhiễm candida nặng, có thể miễn dịch tế bào là cơ chế quan trọng nhất trong chống nhiễm nấm toàn thân, bởi vì người ta thấy nhiễm nấm thường lan tỏa mạnh ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào chứ ít thấy trong các trường hợp suy giảm kháng thể.

Tổn thương do đáp ứng miễn dịch chống nấm

Nhiễm nấm có thể gây nhiều hậu quả. thường chỉ đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống nấm cùng với Thu*c chống nấm tại chäù có thể tiêu diệt được bệnh nhiễm nấm cạn. nhưng ngược lại, nhiễm nấm cơ hội toàn thân gây tỉ lệ Tu vong cao cho các cơ thể chủ suy giảm miễn dịch; nhưng hậu quả này có thể phòng ngừa nhờ duìng các Thu*c chống nấm toàn thân.

Nhiễm nấm còn có thể gây một hậu quả khác. nếu nấm không bị loại trừ hoặc tái nhiễm nhiều lần thì đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên nấm có thể gây phản ứng quá mẫn. ví dụ, nhiễm aspergillus có thể xuất hiện dưới dạng lan tỏa hoặc u aspergillus dai dẳng, trong đó nấm phát triển mạnh ở các xoang trống ở phổi được hình thành trước đó (ví dụ hang lao đã âiều trị khỏi). sau đó dị ứng với kháng nguyên aspergillus có thể xảy ra. phế quản có thể bị tắc do các mảng nấm và vách phế quản có phản ứng viêm kèm thâm nhiễm tế bào ái toan. về mặt lâm sàng, bệnh thường xuất hiện dưới dạng từng đợt lặp đi lặp lại của những cơn thở khò khè, ho, sốt, đau ngực giống như trong hen phế quản.

Nếu một người nào đó trước đây đã có tiếp xúc với kháng nguyên nấm và đã có kháng thể kết tủa chống nấm hình thành trong máu, nay lại hít phải nấm thì có thể có sự hình thành phức hợp miễn dịch trong đường hô hấp. một ví dụ là bệnh phổi nông dân, một bệnh quá mẫn qua trung gian phức hợp miễn dịch mà kháng nguyên là một loại nấm (micropolyspora faeni) có trong cỏ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgmiendich/mien-dich-chong-nam/)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY