Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Miếng xương lươn làm tắc nửa phổi bé gái

TP HCM-Bé gái 7 tháng tuổi ở An Giang ho sặc sụa, khạc ra xương lươn lẫn ít máu, khó thở sau bữa ăn dặm.

Người nhà đưa bé đến trung tâm y tế địa phương ngày 14/5, sau đó chuyển bệnh viện đa khoa tỉnh. Các bác sĩ cho bé thở oxy, phun Thu*c khí dung, đặt ống giúp thở rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Các bác sĩ nghi ngờ bé hóc dị vật. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy dị vật làm tắc nghẽn một nhánh phổi, gây ứ khí toàn bộ nửa trên phổi bên phải. 

Tiến sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng Khoa Hô hấp, cho biết nội soi phát hiện dị vật là một đốt xương lươn nằm bít hoàn toàn phế quản trung gian bên phải. Đốt xương nhiều gai sắc nhọn, trơn tuột, rất khó gắp.

May mắn ê kíp đã gắp dị vật thành công, giúp đường thở thông thoáng. Phim chụp kiểm tra sau đó thấy hai phế trường đã sáng đều, viêm phổi cải thiện nhanh chóng, đáp ứng kháng sinh. Bé cai máy thở tốt, lực thở khá và ngày 19/5 sức khỏe dần ổn định.

Các bác sĩ nhận định cháu bé rất may mắn vì đến khám và chuyển tuyến sớm, dị vật chưa hoại tử nhiễm trùng, chưa tạo ổ mủ áp xe hay rơi vào bít tắc đường thở chính. Nếu không có thể gây ngưng thở, thậm chí Tu vong khi không cấp cứu kịp.

Bác sĩ khuyến cáo thịt lươn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng cần cẩn trọng trong quá trình chế biến, ray lọc xương. Các thực phẩm có xương hoặc vỏ khác như cá, tôm, cua..., thực phẩm dạng hạt cũng cần cẩn thận khi chế biến.

Để đảm bảo an toàn, phụ huynh không nên cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại, máy tính hoặc đọc sách, trò chuyện trong lúc ăn uống.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/mieng-xuong-luon-lam-tac-nua-phoi-be-gai-4101649.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn có thói quen chăm sóc da mặt, da tay vào mùa khô thì cũng đừng quên vùng da vô cùng nhạy cảm trên khuôn mặt, đó là quầng mắt.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY