Ẩm thực hôm nay

Món ăn giúp bệnh sởi nhanh khỏi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa đông xuân và cực kỳ dễ lây lan trong cộng đồng
bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa đông xuân và cực kỳ dễ lây lan trong cộng đồng. YHCT gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử. Ngoài việc dùng Thu*c, người bệnh ăn uống những món sau trong từng giai đoạn bệnh để hỗ trợ điều trị.

Thời kỳ khởi phát

Người bệnh sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hắt hơi, sợ lạnh, mắt đỏ, chảy nước mắt, trằn trọc. Dùng món ăn Thu*c sau:

Canh rau má: rau má 200g, thịt heo nạc hầm 50g, nước gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh cá lóc: cá lóc 1 con nướng chín lấy thịt, rau tần ô 100g thêm gia vị nấu ăn.

Nước mía ép: mía, rau mùi 100g ép nước khoảng 1 ly uống ngày vài lần.

Thời kỳ sởi mọc

Người bệnh ho nhiều, còn sốt cao, đau họng, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, vùng cổ lan dần ra toàn thân. Dùng món ăn bổ, mát giải nhiệt độc.

Cháo đậu xanh: đậu xanh 200g còn nguyên vỏ nấu nhừ cho muối đường vừa đủ ăn.

Canh bí đao: bí đao 200g, đùi heo 200g, làm sạch chặt khúc, thêm rau mùi, hành hoa gia vị nấu canh ăn.

Cháo cá chép: cá chép luộc lấy thịt phi hành cho thơm, gạo ngon nấu nhừ cho nhiều gia vị rau mùi, hành hoa ăn nóng.

Canh chua cá lóc: giá đậu 100g, dứa 50g, cà chua 30g, đậu bắp 40g, cá lóc làm sạch 100g, me, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Thời kỳ sởi bay

Các nốt sởi bớt đỏ, sốt cao đã giảm, sởi lặn dần từ cổ xuống chân, miệng họng khô, ho khan ít đờm. Dùng món bổ mát tiêu độc.

Canh khoai từ: khoai từ 200g, thịt đùi heo 50g, rau mùi, hành, gia vị vừa đủ nấu ăn.

Canh củ cải: củ cải 100g, cà rốt 50g, nấm hương 20g, thịt giò heo 50g.

Chè đậu đen: đậu đen xanh lòng 100g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn.

Lưu ý: bệnh sởi phần nhiều thiên về nóng (nhiệt) sốt lâu mất tân dịch mất nước, do vậy nên tránh thức ăn khô nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thịt, cá chiên rán, kho, cho nhiều gia vị cay nóng như tiêu ớt, tỏi... Nếu đang sốt cao, hạn chế ăn (đạm) động vật thay bằng đạm thực vật có trong các loại đậu mát dễ tiêu hơn. Nếu thời kỳ sởi mọc bệnh nhân lại cảm thêm phong hàn, hoặc do trời quá rét làm sởi mọc không được thì không nên dùng thức ăn chua lạnh như: cam, cà, cá tanh, rau càng cua, ốc, hến....

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-giup-benh-soi-nhanh-khoi-6586.html)
Từ khóa: bệnh sởi

Chủ đề liên quan:

bệnh sởi món ăn

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY