Dinh dưỡng hôm nay

Món ăn lợi sữa cho sản phụDinh dưỡng

Theo kinh nghiệm của YHCT, các thực phẩm như giá, rau đay, đậu phộng, cá chép, mè, quả mít non, mướp, xà lách, rau lang, quả sung, chân giò heo… có tác dụng giúp lợi sữa.
Theo kinh nghiệm của YHCT, các thực phẩm như giá, rau đay, đậu phộng, cá chép, mè, quả mít non, mướp, xà lách, rau lang, quả sung, chân giò heo… có tác dụng giúp lợi sữa. Nếu khỏe tay, từ những thực phẩm trên, còn có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng.

Đu đủ hầm chân giò heo

Nguyên liệu: một trái đu đủ xanh khoảng 200g được gọt sạch vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt bên trong, rồi cắt thành từng khúc dày khoảng 2cm, chân giò heo 200g.

Tiến hành: chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ đu đủ vào, tiếp tục hầm cho đến khi đu đủ mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, ngò. Dùng khi còn nóng.

Giá xào tôm

Nguyên liệu: giá 200g, tôm thẻ 100g.

Tiến hành: tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch rồi ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành cho thơm, cho tôm đã ướp vào. Khi tôm chín thì múc ra chén. Xào giá nhanh, sau đó bỏ tôm vaò trôn đêu . Sau khi tăt bêp cho thêm chút hành, ngò để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.

Món này cũng có thể dùng trước ngày sinh nở rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa.

Đậu phộng (lạc) hầm với bí đỏ

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, cắt khúc dày khoảng 3cm. Đậu phộng 100g rửa sạch và ngâm khoảng 30 phút, cho vào cùng với khoảng 1 tô nước, hầm cho đậu mềm. Khi đậu mềm thì cho bí đỏ vào hầm chung. Khi bí chín thì cho vào nửa muỗng canh nước mắm, một ít hạt nêm. Tắt bếp và cho thêm một ít hành ngò.

Gỏi mít non

Quả mít non, gọt bỏ phần vỏ, cắt thành từng miếng dày khoảng 5cm. Luộc cho mềm rồi vớt ra, bào mỏng. Mè 30g rang cho thơm, giã nhỏ, trộn vào mít non cùng với tôm và thịt đã luộc chín trước. Cho thêm vào 1 muỗng canh nước mắm tỏi, trộn đều. Theo YHCT, mè và quả mít non đều giúp tăng tiết sữa. Chính vì thế, món ăn này hết sức hữu ích cho sản phụ ít sữa.

Canh mướp chân giò heo

Mướp một trái 200g, gọt vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành khúc. Chân giò heo 200g, cho vào nồi nước hầm, khi sôi thì vớt bọt, cho vào nồi nửa muỗng canh nước mắm, để nhỏ lửa cho đến khi chân giò heo mềm. Cho mướp vào. Nấu thêm khoảng 2 - 3 phút. Sau khi tắt bếp, thêm vào một ít hạt nêm và hành, ngò.

Canh tôm rau đay

Tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch, quết nhuyễn, ướp với với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Đun sôi khoảng 1 lít nước, rồi cho tôm vào nấu trong 5 phút.

Thả rau đay đã được cắt nhỏ vào nồi tôm. Nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa.

Rau lang luộc

Mỗi lần luộc khoảng 200g rau lang. Khi ăn có thể chấm với muối mè.

Quả sung nấu với chân giò heo

Sung 10 quả, bỏ cuống, rửa sạch, cắt làm đôi. Chân giò heo 200g rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào nồi khoảng 1 lít nước. Nước sôi, vớt Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ quả sung vào, tiếp tục hầm cho đến khi sung mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng hạt nêm, hành, ngò. Dùng khi còn nóng

Canh cá chép đậu đỏ

Cá chép một con, bỏ nội tạng, ướp với mắm, hành băm nhuyễn, tiêu. Đâụ đỏ ngâm 60 phút rồi cho vào nồi nước hầm cho mềm. Cho cá đã ướp vào, nấu thêm khoảng 10 phút. Tắt bếp, cho thêm bột nêm và hành, ngò vào.

Cháo chân giò heo, thông thảo

Thông thảo 10g nấu lấy nước, bỏ xác Thu*c. Dùng nước Thu*c để nấu cháo với 2 chân giò heo

BS. HỒ ĐĂNG KHOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-loi-sua-cho-san-phu-12082.html)

Chủ đề liên quan:

sản phụ

Tin cùng nội dung

  • Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sản-Phụ khoa và Kế hoạch hoá gia đình,
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY