Ẩm thực hôm nay

Món ăn Thuốc từ khoai lang

Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với sức khỏe con người.
khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với sức khỏe con người. Đặc biệt, khoai lang là vị Thuốc quý chữa táo bón, tiểu đường, loãng xương và gan nhiễm mỡ.

Nước ta có nhiều loại khoai lang như loại trắng ruột, loại vỏ đỏ ruột tím, loại vỏ đỏ ruột vàng và thường được dùng ăn luộc, nướng, nấu lẩu, hầm xương thịt, chiên bột, làm mứt, phơi khô, làm bánh, nấu chè... Lá ngọn khoai làm rau thường ăn luộc, xào chấm mắm tỏi ăn rất ngon... khoai lang chứa tinh bột, glucoza, protein, chất béo, các diattaza; Mn, Ca, Cu; các vitamin A, B, C, tanin, pentozan. Lá khoai lang chứa canxi, magiê, sắt, mangan, vitamin C.

Theo Đông y, củ và lá khoai đều có vị ngọt tính bình, không độc. Tác dụng bổ tỳ, ích thận, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi gan mật, sáng mắt. khoai lang trị các chứng:

Trị táo bón, trĩ: khoai lang chứa nhiều chất xơ là chất có vai trò điều hòa nhu động ruột, chất xơ còn giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Trị tiểu đường: trong lá, ngọn khoai lang rất giàu chất magiê, là chất rất cần thiết ngăn ngừa chữa trị bệnh tiểu đường.

Trị loãng xương, nhức mỏi cơ khớp, trẻ em cam tích: lá, ngọn, củ khoai đều chứa nhiều chất canxi, do vậy ăn khoai là nguồn bổ sung canxi thiên nhiên chống loãng xương của người lớn và trẻ em còi cọc kém phát triển.

Tài liệu mới đây còn cho biết, trong củ, lá khoai lang đều có chứa chất phytosterol adenin, betain cholin giúp cơ thể biến dưỡng chất béo chống tích tụ mỡ trong tim mạch, gan... những người mập thừa cân, có nguy cơ tim mạch huyết áp nên ăn khoai lang rất thích hợp.

Một số món ăn Thuốc từ khoai lang:

Chữa trĩ, đại tiện táo bón: mỗi lần dùng một củ khoai lang to vỏ đỏ ruột vàng bổ đôi củ khoai cho 2-3 củ hành vào kẹp lại bọc lá chuối nướng cho chín sau đó ăn cả khoai và hành ngày ăn 2-3 củ, ăn nhiều ngày.

Chữa tiểu đường: ngọn hoặc lá non khoai lang 100g, luộc chấm với nước sốt cà chua ăn tuần vài lần (tốt nhất dùng lá khoai lang lá tím).

Chữa đau mỏi xương khớp: khoai lang củ hầm với móng heo hoặc đuôi heo ăn tuần vài lần.

Chữa trẻ em cam tích: lá khoai lang non 100g, kê nội kim 10g (màng mề gà) sắc nước uống.

Chữa mắt quáng gà: ngọn lá non khoai lang xào với gan lợn ăn cho thêm gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần.

Chữa say tàu xe: củ khoai nhai sống nuốt nước.

Chữa bệnh zona: lá khoai giã nhuyễn đắp ngoài, trong luộc ăn cả cái lẫn nước.

Lưu ý: khoai lang giàu canxi nên người sỏi thận không dùng lâu dài. Người dạ dày nóng (nhiều acid) không nên ăn nhiều dễ bị nóng cổ.

BS. Trúc Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-tu-khoai-lang-n133279.html)

Chủ đề liên quan:

khoai lang món ăn táo bón

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY