Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một số hoạt động vui chơi tại nhà cho trẻ trong mùa dịch Covid

Nhằm giúp con không bị sa đà vào các thiết bị điện tử, phim ảnh trên tivi... phụ huynh có thể tổ chức cho các con những hoạt động ngoại khóa ngay tại nhà. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bé khơi gợi tính sáng tạo và giúp con tăng cường khả năng tập trung và sự tự tin cho bản thân trong điều kiện bị hạn chế tại nhà.

Chị hoài an (nguyễn tuân, hà nội) chia sẻ: nghỉ hè trong đúng thời điểm dịch covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp khiến các hoạt động vui chơi trong mùa hè của các con bị hạn chế nhiều hơn. những mùa hè trước đây, gia đình tôi thường cho các con đi du lịch, tham quan, hoặc tham gia các hoạt động hè ngoài trời, như: học bơi, đá bóng, chơi trò chơi… tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát, những hoạt động này buộc phải hạn chế tối đa. các con ở nhà nhiều cũng thấy nhàm chán, chúng tôi thực sự rất băn khoăn không biết phải làm gì để tạo niềm hứng khởi cho các thành viên gia đình trong mùa hè này.

Lời khuyên từ các chuyên gia, trong thời gian trẻ nghỉ hè ở nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, các bậc phụ huynh có thể cho các con hoạt động thông qua môn thể thao, trò chơi tổ chức được trong nhà. Việc làm này không chỉ giúp con được vận động, giải trí mà còn tăng cường tình cảm, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Phụ huynh cũng có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng sống, khoa học, ngoại ngữ… trực tuyến trên mạng xã hội. Đồng thời khuyến khích các con kết nối các mối quan hệ xã hội thông qua việc thiết lập các nhóm nói chuyện với nhóm bạn thân thiết để trò chuyện, chia sẻ về các vấn đề liên quan đến học tập, bạn bè, sở thích… thông qua các trang mạng xã hội một cách an toàn nhằm giúp con giải tỏa bớt áp lực tâm lý mà vẫn giữ được các mối quan hệ xã hội.

Đặc biệt, trong dịp hè các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm, chú ý để hạn chế nguy cơ T*i n*n thương tích, đuối nước… cho trẻ em, không để trẻ ở một mình trong môi trường thiếu an toàn; cất hết các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, Thu*c men ngoài tầm với của trẻ… Đồng thời, cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ được mình trước các nguy cơ tiềm ẩn khi ở nhà một mình trong thời gian nghỉ hè.

Nhằm đồng hành, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong việc cùng con trải nghiệm một mùa hè bổ ích, cô emily brawn, giáo viên nghệ thuật biểu diễn của trường quốc tế anh quốc bis hà nội đã đưa ra 6 hoạt động vui nhộn và hấp dẫn để phụ huynh tham khảo tổ chức những hoạt động vui chơi tại nhà cho con.

Cô Emily Brawn chia sẻ: "Mặc dù trẻ có thể tự mình vui chơi trong những ngày nghỉ hè, nhưng việc ba mẹ cùng tham gia các hoạt động với con sẽ mang lại nhiều lợi ích quý giá và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho cả gia đình. Các con sẽ được phát triển ngôn ngữ sáng tạo của riêng mình, một yếu tố rất cần thiết cho việc học tập và mở mang trí tưởng tượng".

Hoạt động thứ nhất, sáng tạo, diễn tả lại một câu chuyện trong sách. Khi con đọc sách, ba mẹ hãy tạo cơ hội để con có thể diễn tả lại câu chuyện trong sách bằng hành động. Nếu như đó là một cuốn sách mà con chưa từng đọc qua, hãy để con thử đoán trước và diễn tả nội dung sẽ diễn ra.

Ba mẹ cũng có thể khuyến khích con suy nghĩ về giọng điệu hay cách di chuyển của một nhân vật trong câu chuyện. Việc này không chỉ giúp con có hứng thú hơn với việc đọc sách mà nó còn là một hoạt động tương tác thú vị giữa ba mẹ và con.

Hoạt động thứ hai, thỏa sức sáng tạo với thử thách thiết kế trang phục. Phụ huynh hãy chọn một bộ phim hoặc một quyển sách nào đó và đặt mốc thời gian trong 30 phút hoặc 1 tiếng để con tạo ra một bộ trang phục cho nhân vật trong câu chuyện được đưa ra. Con có thể dùng các vật dụng sẵn có tại nhà như dùng chăn để làm áo choàng hay thậm chí xoong nồi để làm mũ. Ba mẹ hãy để con thỏa sức tự do sáng tạo và tự tay tạo nên một bộ trang phục từ bất kì đồ vật nào ở xung quanh nhà.

Hoạt động thứ ba, tạo ra những điệu nhảy thú vị theo các hình ảnh biểu tượng. Đây là một cách rất hiệu quả để biến câu chuyện trong cuốn sách mà con đọc trở nên sống động và thú vị hơn. Nếu con đặc biệt hứng thú với một chủ đề nào đó, hãy để con tạo nên một điệu nhảy dựa trên những biểu tượng và hình dáng liên quan đến chúng.

Ví dụ: Với bảng chữ cái tượng hình của người Ai Cập cổ đại, con có thể dùng cơ thể để tạo hình những chữ cái và sáng tạo một đoạn vũ đạo lấy cảm hứng từ Ai Cập, liên kết các ký tự với các hành động khác nhau.

Với bất kì chủ đề nào từ lịch sử, cây cối, khủng long hay phương tiện giao thông, bạn hãy khuyến khích trẻ tìm hiểu hình dạng riêng của mỗi vật và từ đó tạo nên những chuyển động dựa theo đó.

Hoạt động thứ tư, tổ chức một buổi picnic với các bạn gấu bông hoặc một bữa ăn với các siêu anh hung. Ba mẹ có thể thử cùng con chơi trò chơi đóng vai tổ chức một buổi tiệc nhỏ và mời các bạn gấu bông, búp bê, đồ chơi đến dự tiệc. Hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng của con. Con sẽ phải suy nghĩ xem các vị khách được mời tới sẽ muốn nói về chủ đề gì, sẽ phát ra âm thanh như thế nào, và sẽ muốn ăn những món gì. Trang phục và đồ ăn có thể tùy chọn theo mỗi gia đình.

Hoạt động thứ năm, khuấy động không khí cùng với các bản nhạc. Hãy tạo cơ hội cho con trở thành một nhạc sĩ nhí. Liệu con có thể sáng tác ra một bản nhạc mới hoặc mô phỏng lại các bài hát mà con biết sử dụng các dụng cụ như nồi, chảo, đũa, hộp hay không?

Những bạn lớn hơn có thể suy nghĩ về việc dùng những vật dụng nào để thay đổi âm thanh, cao độ và tiết tấu nhanh chậm của bài hát để bài nhạc trở nên hay hơn.

Cuối cùng, thư giãn bằng các động tác yoga nhẹ nhàng. Sau khi đã hoàn thành hết các hoạt động vui nhộn nói trên, ba mẹ hãy cùng con thư giãn bằng một vài động tác yoga. Những bài tập yoga đó sẽ giúp tăng cường khả năng lắng nghe và độ dẻo dai cho con.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/mot-so-hoat-dong-vui-choi-tai-nha-cho-tre-trong-mua-dich-covid-5658670.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY