Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Mua sắm trả đũa: Trào lưu gì mà giúp store Hermès bán được 2,7 triệu đô trong 1 ngày?

Mới đây VTV đã nhắc đến mua sắm trả đũa như một trào lưu kích cầu thị trường trong tương lai gần sau đại dịch.

Giống bao thuật ngữ thời trang đang được ra rả, "mua sắm trả đũa" (revenge shopping) là một cụm từ khiến người nghe phải tò mò và suy ngẫm khi nghe tới. Thuật ngữ này vốn được khai sinh từ 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vươn vòi bạch tuộc ra toàn cầu. Các chuyên trang như WWD hay hãng thông tấn Hoa Kỳ NBC sử dụng nó để nói về trào lưu gây biến động đến thị trường mua sắm, tạp chí i-D còn nhiệt tình hướng dẫn "mua sắm trả đũa và ăn diện báo thù như thế nào". Mới đây nhất, VTV cũng nhắc tới "mua sắm trả đũa" trên bản tin về bán lẻ hàng xa xỉ.

VTV nhắc đến "mua sắm trả đũa" như một dự đoán sau khi Hà Nội và Tp.HCM nới lỏng giãn cách.

Vậy "Mua sắm trả đũa" là gì?

Đơn giản là sau những ngày "tù chân" ở nhà, không có tiệc tùng nào để hân hoan, không có mỹ cảnh nào để ngắm nhìn, giới khách hàng đã sẵn sàng cho cuộc đua nước rút để tân trang bản thân. Họ muốn lấy lại những gì đại dịch đã tước đoạt, đặc biệt chịu chi cho thị trường xa xỉ với những yêu cầu cao nhất. Trang phục tuềnh toàng ở nhà khiến họ chán ngán, đẩy mạnh khao khát được phô trương bằng thời trang.

Người tiêu dùng trung quốc đổ xô đi mua hermès sau khi hết giãn cách.

Và cũng nhờ trào lưu này mà store của hermès tại quảng châu (trung quốc) đã lập nên kỷ lục vô tiền khoáng hậu: doanh thu 2,7 triệu đô - tức hơn 61,4 tỷ đồng chỉ trong một ngày. giới chuyên gia phân tích rằng chuỗi ngày giãn cách dai dẳng chính là nguyên cớ khiến dân tình đổ xô đi mua hàng hiệu cho... bõ tức.

Kiến tạo tư duy ăn mặc mới

Trong giai đoạn chuyển giao giữa quý 1 sang quý 2, doanh thu của hàng loạt thương hiệu xa xỉ đã thể hiện rõ tầm ảnh hưởng của "mua sắm trả đũa".

Cụ thể, lvmh công bố báo cáo gồm tăng trưởng 45% mảng đồ da, riêng hermès cũng tăng đến 44%. kering, tập đoàn sở hữu balenciaga và gucci, tăng 25,8%. hầu hết sự tăng trưởng này đều phát sinh từ thị trường trung quốc, nơi vốn là tâm dịch của cả thế giới.

Riêng với thị phần mỹ, kering báo cáo tăng trưởng 46% trên tổng số các thương hiệu, còn hermès vẫn phát triển tốt với 23%.

Loạt thống kê này cũng cho thấy "mua sắm trả thù" chính là đánh dấu quá trình đảo ngược trong tư duy ăn mặc với hai định hướng tách biệt:

- Những sáng tạo mới của Hermès và Bottega cho chúng ta thấy định nghĩa về "sang ngầm" (stealth luxury). Cái sang trọng không cần phải quá lộ liễu để cảm nhận.

Vẻ đẹp của sự sang trọng, tinh giản và công năng cao là yếu tố khiến hermès tạo nên lối phục sức "sang trọng ngầm" đang được ưa chuộng.

- Gucci hay Fendi cũng có tăng trưởng tốt, kéo theo màn nâng cấp phong cách "nghiện logo" (logomania). Bao phủ logo từ-đầu-đến-chân không còn bị coi là hợm hĩnh.

Lối bao phủ logo từng bị coi là trưng trổ, "giàu xổi" thì nay được nâng cấp với mục tiêu tạo nên di sản bền vững.

Tựu trung, giới khách hàng đồng quan điểm rằng thời trang nên được coi trọng như một khoản đầu tư và chuyện theo đuổi xu hướng không còn quá đại trà như trước.

"Trả đũa" đúng cách

Tùy vào từng thị trường, giới chuyên gia vẫn quan sát để đánh giá liệu trào lưu này giúp phục hồi sâu cho kinh tế hay chỉ mang tính nhất thời.

Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trước khi đại dịch bao trùm, chúng ta đã ngập chìm trong sự thừa mứa. Một thập kỷ đã trôi qua với quá tải trên mọi phương diện: công nghệ thông tin, thực phẩm và cả thời trang. Đặc biệt, những bản tin nổi cộm như bông vải Tân Cương hay ẩn tình của SHEIN khiến người tiêu dùng có cái nhìn chi tiết hơn về các tác động và đạo đức của thời trang.

Đổ xô đi mua sắm hay mua nhiều đến thừa mứa không phải cách "trả đũa" đúng.

Vì vậy "mua sắm trả đũa" hữu hiệu trong giai đoạn bình thường mới không phải là mua gấp rưỡi gấp đôi trước kia. Thay vào đó khách hàng hãy chọn mua những sản phẩm có giá trị lâu dài, đáng để trân trọng và lưu giữ, thậm chí có thể truyền lại cho thế hệ sau. Ngắn gọn là hãy lựa chọn chất lượng thay vì số lượng.

Bởi, suy cho cùng thì bản thân phải sống thật tốt và mua sắm văn minh, đó mới là cách "trả đũa" thâm sâu nhất.

Nguồn: GQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mua-sam-tra-dua-trao-luu-gi-ma-giup-store-hermes-ban-duoc-27-trieu-do-trong-1-ngay-20210927180254595.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY