Cây thuốc quanh ta hôm nay

Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Nấm cỏ tranh hay Nấm trắng - Agaricus campestris L. ex Fr.. (Psalliota campestris (L.) Quél) thuộc họ Nấm mỡ - Agaricaceae.

Mô tả

Mũ nấm lúc đầu tròn, mép dính chặt vào cuống, hình thành một bao riêng, sau lồi lên, mũ có dạng bán cầu dẹp, có màu trăng trắng hoặc nâu nhạt. Mặt mũ nhẵn bóng, dạng sợi. Thịt trắng, đôi khi hơi hồng (màu trắng ra ngoài không khí trở thành màu hồng) rồi nâu. Cuống nấm hình trụ, khi còn non ngắn, mập, lúc già kéo dài ra, nhẵn, màu trắng. Khi bao riêng tách, nó tạo thành một vòng dạng màng, màu trắng trên cuống. Phiến rơi, màu trắng sau biến thành màu đỏ thịt và cuối cùng là màu nâu tím sẫm. Bào tử hình bầu dục, màu nâu.

Thường gặp tháng 1 - 10.

Bộ phận dùng

Thể quả - Agaricus.

Nơi sống và thu hái

Nấm mọc trên đất nhiều mùn, bờ ruộng hay bãi cỏ lâu năm có cỏ tranh và các loại cỏ, có khi trên đất bón phân ngựa, thuờng gần chuồng nuôi gia súc ở nhiều nơi ở Bắc Bộ: Hà Bắc, Hà Tây, Lạng Sơn, Nam Hà.

Tính vị, tác dụng

Bổ, nhuận tràng, K*ch d*c.

Công dụng

Nấm này có mùi và vị của Hồi hương rất dễ chịu, khi xào ăn rất ngon. Dịch của nấm chứa một chất chịu nóng làm tăng cường sức co thắt của tim động vật.

Ở Trung Quốc, Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu.

Ghi chú

Loài Nấm mỡ - Agaricus bisporus (J. Lange) Singer mọc trên đất, trên đất phân vào tháng 1 - 3 ở nhiều nơi ở Hà Nội, Thái Bình, Hoà Bình cũng có quả thể ăn ngon. Nay cũng được trồng ở Đà Lạt.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/nam-co-tranh-tang-cuong-suc-co-that/)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Các nhà khoa học cho biết gần đây, tỉ lệ vô sinh nam giới chiếm tới 40% tổng các ca vô sinh.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY