Tình yêu và giới tính hôm nay

Nàng dâu mới sinh treo biển không tiếp khách mùa dịch, mẹ chồng nổi giận

Dân trí Gia đình chị gái nhà chồng thông báo lên thăm cháu mới sinh, Mai nói khéo rồi tìm cách từ chối. Mẹ chồng Mai nổi giận, nói dâu lấy cớ dịch bệnh... để cách ly nhà chồng. Những chiêu trò khó tin chống ngán cho con mùa dịch

Vợ chồng Mai sống tại Hoàng Mai, Hà Nội. Cô sinh em bé cách đây hơn 10 ngày, đúng thời điểm cả thế giới quay cuồng vì dịch Covid-19. Trước khi sinh, cô cập nhật thông tin thường xuyên, rồi liên tục nhận được tin nhắn khuyến cáo từ Bộ Y tế, tự lúc nào cô đã ý thức rất cao với việc phòng dịch. Lại vừa mới sinh con, Mai càng cẩn thận, kỹ càng hơn.  

Sau khi sinh, Mai đăng lên Facebook thông báo tin vui với bạn bè, đồng nghiệp kèm lời đề nghị: Đang mùa dịch bệnh, gia đình xin phép chỉ nhận lời chúc mừng online, không tiếp đón người đến thăm trực tiếp. Mong mọi người thông cảm và hẹn gặp nhau vào dịp khác. 

Chia sẻ của Mai được rất nhiều người đồng tình trong mùa dịch bệnh. Hạn chế tiếp xúc đi lại là việc cần thiết, một cách bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. 

Trở về nhà, Mai nói chồng ghi tấm bảng treo trước cửa: "Nhà không tiếp khách" kèm dòng chữ ở dưới "Mong thông cảm cho sự bất tiện này". 

Cô còn nói đùa với chồng, nhà mình sinh con mùa dịch, cách ly với mọi người nên mất cơ hội "thu hồi vốn" tiền mừng. Nhưng an toàn là trên hết, cô rất không hài lòng với thói quen của nhiều người, đến thăm trẻ nhỏ là ôm hôn chùn chụt. 

Cuối tuần rồi, mẹ chồng Mai đang chăm cô ở cữ báo gia đình 5 người chị gái chồng ở Ninh Bình sẽ lên thăm cháu, ở lại chơi vài hôm. Anh chị tranh thủ các con đang nghỉ học lên đi thăm họ hàng, bạn bè rồi đi chơi một số nơi. 

Mai hoảng hồn nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh nói với mẹ, mình mới sinh, bé con nhỏ, đợt này đang mùa dịch, anh chị lên sẽ có nhiều bất tiện, hẹn vào dịp khác. Mẹ chồng Mai phớt lờ, bảo dưới đó chuẩn bị hết rồi, không thay đổi được. 

Nàng dâu kiên quyết nói với mẹ, đợt này dịch đang cao điểm, cần hạn chế đi lại, gặp gỡ, tụ tập... Cô không đồng ý gia đình anh chị lên thăm cháu lúc này.

Mẹ chồng Mai nổi giận, xa xả hàng tràng. Nào là nhà tôi không có bệnh, nhà tôi lên là thăm cháu nội chứ không thăm cô. Bà còn khoe, cháu chắt dưới quê nghỉ học, bố mẹ đưa đi chơi khắp nơi có sao đâu mà con dâu ở cữ, ăn rồi nằm chỗ, cơm hầu tận nơi mà còn bày đặt sợ lây bệnh. 

Mẹ chồng cô tuyên bố: "Đây là nhà con trai tôi, chị gái nó thích đến lúc nào thì đến, ở bao lâu thì ở". Từ sự việc mà bao nhiêu chuyện được bà lôi ra, kể cả việc lẽ ra ngày trước con tôi đã cưới người khác chứ không phải cưới cô. 

Chồng Mai hiểu ý vợ nhưng anh là người sợ làm mẹ tổn thương, không thể can nổi mẹ. Mai bất lực nhìn gia đình anh chị rồng rắn lên thăm rộn rạo cả nhà, đi thăm thú, siêu thị, công viên khắp nơi mấy ngày liền. Kể cả gia đình người bác, là anh họ của mẹ chồng cô nói không tiếp khách lúc này nhưng bà và gia đình anh chị vẫn nhiệt tình đánh xe đến tận nhà. 

Mai nói chồng đưa khẩu trang, nước rửa tay cho mọi người dùng nhưng bị từ chối, chẳng ai quan tâm. Cô chỉ biết tránh bằng cách lấy cớ vắt sữa, cho con bú, con ngủ để đóng cửa phòng ngủ nhưng cũng không cản được việc mọi người ôm hôn con mình quá mức. 

Thế nhưng cũng chưa được yên, mẹ chồng cho rằng con dâu khinh người, cố tình gây khó dễ với mọi người. Đến ngày chị chồng về, bà cũng khăn gói đồ đạc về theo, giận lây không ở lại chăm dâu, chăm cháu nữa. 

Dịch bệnh Covid-19 chắc chắn sẽ tác động thay đổi về nhận thức, lối sinh hoạt, thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, những thay đổi này khó tránh khỏi những xung đột giữa các mối quan hệ khi chưa tìm được tiếng nói chung. 

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, việc hôn trẻ không chỉ là nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, tay chân miệng... mà có thể lây viêm màng não. Bệnh viêm não, viêm màng não do virus Herpes gây ra.

Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ, sau đó sẽ lên não, gây viêm não.

Đặc biệt ở trẻ em, trẻ sơ sinh đang có sức đề kháng kém, khi hôn trẻ rất dễ khiến trẻ lây các bệnh truyền nhiễm qua nụ hôn, như vi rút cúm, quai bị, tay chân miệng...

Lê Đăng Đạt  

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/doi-song/nang-dau-moi-sinh-treo-bien-khong-tiep-khach-mua-dich-me-chong-noi-gian-20200309222025887.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vợ và mẹ hàng ngày đều cãi nhau, vậy mà người chồng lại nói với vợ rằng: Biết làm con dâu sẽ không có mẹ chồng ác… Hãy xem cách người xưa giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu như thế nào.
  • Để có làn da đẹp, mọi người cần có biện pháp bảo vệ da và cần thực hiện từ khi còn trẻ và phải kiên trì.
  • Ngày 8/5, phóng viên báo Sức khỏeĐời sống có mặt tại chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), chứng kiến nhiều du khách đã phải bịt mũi hoặc đeo khẩu trang vì nước thải bốc mùi hôi thối.
  • Thoạt đầu mẹ chồng tôi giở chiêu “tuyệt thực”. Bà nằm thiêm thiếp trên giường, ai gọi cũng không lên tiếng, nước thì chỉ uống từng chút một, cơm cháo thì bỏ hẳn. Tôi thật sự không lường trước được tình cảnh này. Nếu biết vậy, tôi đã không nói gì với bà về chuyện tôi muốn đi bước nữa...
  • Nếu nàng dâu nào sở hữu những đức tính sau đây, đảm bảo sẽ giữ gìn êm ấm gia đình và luôn được mẹ chồng yêu mến
  • Mẹ chồng - nàng dâu làm quen với nhau như hai người bạn gái, sinh nhật thăm hỏi tặng quà và tôn trọng lẫn nhau
  • Sau đám cưới 1 ngày, mẹ chồng chị gọi 2 vợ chồng vào phòng thông báo, số vàng mà bà và các anh chị chồng trao cho con dâu chỉ là vàng giả. Mọi người trao để lấy uy vì không muốn thua kém nhà gái...
  • Hãy tham khảo những bí quyết sau. Nếu không phải là sỏi đá, mẹ chồng ắt hẳn phải xiêu lòng khi nàng dâu tương lai có những biểu hiện tinh tế đến vậy.
  • Chị sững sờ khi thoáng thấy mẹ chồng và một người đàn ông trẻ đi nhanh vào một phòng của khách sạn. Lẽ nào những gì mẹ chồng thể hiện chỉ để che mắt con gái và thiên hạ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY