Tim mạch hôm nay

Khoa tim mạch là một phân ngành quan trọng thuộc khối y học lâm sàng, với mọi hoạt động chẩn đoán và điều trị chuyên môn về các bệnh lý liên quan đến hệ thống tuần hoàn, là một cơ quan có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến sự sống của con người. Khoa tim mạch được phân thành Nội Tim mạch và Ngoại Tim mạch.

Nắng nóng đầu mùa bác sĩ bày cách cấp cứu sơ cứu cảm nắng

BSCKII Nguyễn Viết Hậu cho biết, nắng nóng có thể là nguy cơ dẫn tới các hiện tượng sốc nhiệt, đột quỵ, phù nhiệt.

Theo BSCKII. Nguyễn Viết Hậu, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các bộ phận khác (da, các tuyến mồ hôi và các mạch máu) làm nóng và làm lạnh cơ thể.

Hệ thống điều hoà thân nhiệt này có chức năng giúp cơ thể thích nghi được với bất kỳ nhiệt độ nào. Nhưng đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động gây ra rắc rối cho cơ thể.

"Cảm nắng" là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra.

Ngất xỉu do nhiệt

Bác sĩ Hậu cho biết, triệu chứng này thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, phải đi ngoài nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự... từ đó gây ra tình trạng mất muối và nước.

Việc mất muối và nước quá nhiều, nếu không bổ sung kịp thời sẽ làm cho khối lượng nước trong lòng mạch máu sụt giảm, tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu đi lên não gây ngất xỉu. Các triệu chứng khác như: trí tuệ lẫn lộn, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy...

Nắng nóng đầu mùa, coi chừng kiệt sức, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu - Ảnh 1.

Sơ cứu đột quỵ do nắng nóng như thế nào?

Khi gặp người ngất xỉu nên cho nạn nhân vào vùng thoáng mát, nằm thấp đầu, nới rộng quần áo, bù nước, theo dõi khoảng 30 phút nếu không ổn định thì cần đến bệnh viện.

Kiệt sức do nhiệt

Theo bác sĩ Hậu, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên. Nạn nhân tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu...

Cách sơ cứu nạn nhân kiệt sức do nhiệt đầu tiên dưng các hoạt động của người bệnh, chuyển nạn nhân sang khu vực thoáng mát để người bệnh phục hồi hoàn toàn.

Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ do nhiệt. Tai biến này là thể bệnh nặng nhất của các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.

Sơ cứu người bị kiệt sức do nhiệt giống như đã nói ở trên, nhưng phải theo dõi kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại khăn lạnh chườm vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như: trán, lưng, nách, bẹn... để hấp thu nhiệt nhanh, giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn, cố gắng cho người bị nạn uống càng nhiều nước càng tốt.

Nắng nóng đầu mùa, coi chừng kiệt sức, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu - Ảnh 2.

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng

Trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ mà triệu chứng không được cải thiện (đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn...) thì nên đưa đến bệnh viện.

Đột quỵ do nhiệt

Đột quỵ do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, thường là hậu quả do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt. Đây là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40 độ C hay cao hơn.

Bác sĩ Hậu cho biết, khác với kiệt sức do nhiệt, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ tim hay đột quỵ não. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.

Khi thấy nạn nhân có các triệu chứng trên cần cho nạn nhân ra khỏi vùng có nhiệt độ cao, cho người bị nạn nằm đầu thấp. Làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút, dùng khăn sũng nước lạnh hay nước đá đắp vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như: trán, lưng, nách, bẹn...

Phát hiện yếu tố khiến người châu Á dễ ch*t vì 2 dạng ung thư

Bệnh nhân 162 mắc Covid-19 nặng được công bố khỏi bệnh sau 7 lần xét nghiệm âm tính

Đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân phi công mắc Covid-19 tiên lượng nặng

Đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Về triệu chứng, điều khác biệt dễ nhận thấy giữa đột quỵ do nắng nóng và kiệt sức do nắng nóng là:

Đột quỵ do nhiệt làm cho hệ thống điều hòa thân nhiệt bị hư hại khiến cho bạn không thể tiếp tục tiết mồ hôi nên da bạn bị nóng và khô. Còn kiệt sức do nhiệt, bạn vẫn tiết được mồ hôi với khối lượng lớn nên da bạn lạnh và ẩm ướt.

Để phòng phòng ngừa các tình trạng do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, bác sĩ Hậu khuyến cáo, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây:

- Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10h00 đến 16h00.

- Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như: các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường...

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nang-nong-dau-mua-coi-chung-kiet-suc-ngat-xiu-dot-quy-do-nhiet-bac-si-chi-cach-so-cuu-20200508115500888.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY