Bệnh theo mùa hôm nay

Nắng nóng mưa nhiều coi chừng mắc bệnh nguy hiểm này

Sở Y tế Hà Nội cho biết, một số khu vực trọng điểm về bệnh sốt xuất huyết đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ (BI ≥ 20) như tại Minh Khai – Bắc Từ Liêm; Trung Tự, Phương Liên – Đống Đa; Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai; Cự Khê – Thanh Oai, Tiền Phong – Mê Linh, Tân Triều – Thanh Trì.
Báo cáo tình hình dịch bệnh trong tuần qua, Sở Y tế Hà Nội cho hay, trong tuần ghi nhận 70 trường hợp mắc sởi, giảm 11 trường hợp so với tuần từ ngày 13/5 đến 19/5/2019. Lũy tích năm 2019 ghi nhận 1.344 trường hợp, hiện 1.309 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 35 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp Tu vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong tuần ghi nhận 83 trường hợp. Từ đầu năm đến nay có 326 trường hợp, hiện 261 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 65 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp Tu vong.

Bệnh tay chân miệng tuần qua có thêm 11 trường hợp mắc, nâng tổng số ca bệnh đến thời điểm này là 271 trường hợp, chưa có trường hợp Tu vong.

Bệnh ho gà, trong tuần ghi nhận 01 trường hợp. Lũy tích năm 2019 ghi nhận 70 trường hợp, chưa có trường hợp Tu vong. Tuần qua không ghi nhận các dịch bệnh như viêm não Nhật Bản, não mô cầu, liên cầu lợn và các dịch bệnh xâm nhập nguy hiểm.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định trong tuần vừa qua, hầu hết các dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đều giảm so với các tuần trước đó, đặc biệt là bệnh sởi đang có xu hướng giảm mạnh.

Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết lại bắt đầu có xu hướng gia tăng vì theo chu kỳ, dịch bệnh này thường tăng vào các tháng mùa hè do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, để chủ động phòng chống dịch bệnh này các quận, huyện, thị xã cần chủ động, tích cực tập trung các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và diệt muỗi truyền bệnh.
Hà Nội lo ngại bùng phát dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa.
Tăng cường tiêm chủng, diệt bọ gậy phòng bệnh

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Hè theo chỉ đạo của Bộ Y tế và chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết và sởi.

Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố kiểm tra công tác tiêm chủng phòng bệnh và công tác chủ động phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết trên địa bàn quận Tây Hồ.

Các đơn vị tăng cường công tác tiêm chủng phòng các bệnh có vắc xin dự phòng như sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản, đồng thời tổ chức giám sát côn trùng và giám sát véc tơ truyền bệnh và tiến hành vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống sốt xuất huyết.

Trong tuần đã tiến hành giám sát 47 lượt tại các đơn vị, cộng dồn từ đầu năm đã giám sát 360 lượt. Kết quả cho thấy tại một số khu vực trọng điểm về bệnh sốt xuất huyết đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ (BI ≥ 20) như tại Minh Khai – Bắc Từ Liêm; Trung Tự, Phương Liên – Đống Đa; Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai; Cự Khê – Thanh Oai, Tiền Phong – Mê Linh, Tân Triều – Thanh Trì - Sở Y tế Hà Nội cho hay.

Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh ghi nhận trong tuần như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà và sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục thực hiện tốt việc đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập.

Các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền GDSK cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tuyên truyền để người dân tích cực đưa con em đi tiêm chủng phòng bệnh theo quy định.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

“Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Theo Dương Hải - Báo Pháp Luật
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nang-nong-mua-nhieu-coi-chung-mac-benh-nguy-hiem-nay-n399915.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY