Mỗi khi ghi nhận dịch bệnh từng nhiều lần bùng phát khiến nhiều người thiệt mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Theo sử sách, triều quy định mỗi khi có dịch bệnh bùng phát, các địa phương phải tấu báu tình hình kịp thời. Nếu tấu báo chậm trễ thì quan lại địa phương sẽ bị truyền chỉ trách cứ.
Sau khi nhận được tin báo, triều đình triển khai một loạt giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và ổn định cuộc sống của người dân. Điển hình là dưới thời vua Minh Mạng, dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người ch*t nên triều đình cấp tiền tuất, vải để mai táng cho người thiệt mạng.
Cụ thể, dưới thời vua Minh Mạng, tất cả người dân ch*t vì đều được cấp tiền tuất, trong đó người nội tịch (có sổ hộ khẩu ở địa phương) được 3 quan tiền trong khi người không phải nội tịch được 2 quan và trẻ em 1 quan.
Thêm nữa, vua Minh Mạng còn phát bạch đậu khấu cho dân chúng, dạy quân lính thao diễn để tăng cường sức khỏe. Đồng thời nhà vua khen thưởng những thầy Thu*c có công lớn trong việc chữa bệnh dịch cho dân chúng.
Theo Bộ chính sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục, vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), dịch bệnh từ Bình Thuận lan ra đến Quảng Bình. Sau khi nhận được tin báo, nhà vua ban bạch đậu khấu và phương Thu*c chữa dịch cho các địa phương dịch bệnh. Thêm nữa, nhà vua còn hạ lệnh cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ.
Mỗi khi dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người Tu vong, triều đình còn bãi bỏ công tác xây cất để cho dân chúng và quân lính được nghỉ ngơi. Điển hình là vào tháng 7 năm Gia Long năm thứ 3 (1804), Bình Định bùng phát bệnh dịch. Khi ấy nhà vua sai dinh thần bãi công tác không cần gấp.
Vào năm Minh Mạng thứ hai, Gia Định lại phát bệnh dịch. Nhà vua hạ lệnh hoãn các công dịch để cho dân nghỉ ngơi đồng thời cho miễn thuế thân cho người dân ở vùng dịch năm đó. Nhờ những biện pháp trên, được khống chế và người dân dần ổn định cuộc sống.