Từ ngày hôm qua (31/1), khi Nghệ An có bệnh nhân nghi nhiễm virus corona, các loại khẩu trang y tế đội giá đột biến, tăng giá từng giờ, từng phút. Từ mức giá 25.000 đồng, 35.000 đồng, 40.000 đồng/hộp (tùy loại) tăng lên 150.000 đồng - 200.000 đồng/hộp, có nhiều nơi bán lẻ 50.000 đồng/chục (trước đó chỉ 7.000 - 8.000 đồng/chục).
Giá tăng chóng mặt song người dân vẫn đổ xô, chen chúc nhau để mua khẩu trang y tế. Bà Trịnh Thị Thanh, trú tại TP Vinh, đi mua khẩu trang cho biết: "Bình thường dùng khẩu trang vải nay dịch bệnh theo khuyến cáo chỉ dùng khẩu trang 1 lần nên chọn mua khẩu trang y tế. "Ngày 30/1 mua 1 hộp với giá chỉ 30.000 đồng nay đã tăng lên 200.000 đồng/hộp nhưng cũng "cắn răng" mua vì bảo vệ sức khỏe cả nhà", bà Thanh cho biết.
Tại đường Nguyễn Phong Sắc (TP Vinh), khu vực Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, chợ Hưng Dũng được xem là trung tâm khám chữa bệnh cũng như ‘phố’ của các cửa hiệu Thu*c tây. Tại đây có hơn 30 ki ốt kinh doanh Thu*c Tây, nay chỉ còn khoảng 1 - 2 ki ốt là còn hàng khẩu trang. Giá bán dao động từ 150.000 đồng - 250.000 đồng/hộp (cao gấp 5-7 lần so với bình thường). Anh T.Đ chủ ki-ốt Thu*c Tây trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết: "Khẩu trang có sẵn trong cửa hàng chỉ có 5-7 thùng đã bán hết từ hôm qua với mức giá 50.000 đồng/hộp. Hôm nay nhập về giá cao nên buộc phải bán ra với giá cao. Hiện cũng không còn nguồn để lấy".
Nhu cầu của người dân tăng cao đột biến nên nhiều hiệu Thu*c tây không chủ động trữ nguồn nên chỉ trong vòng 1 buổi đã bán hết lượng khẩu trang và treo biển "hết hàng". Còn những hiệu có sẵn nguồn hàng thì nâng giá lên mức rất cao.
Không chỉ ở thành phố mà vùng nông thôn, trong các cửa hiệu Thu*c tây, các loại khẩu trang y tế cũng gần như hết sạch.
Chị Nguyễn Diệu Hương, chủ một ki ốt kinh doanh Thu*c Tây ở chợ Bộng, huyện Yên Thành cho biết: "Người dân nông thôn ít có thói quen dùng khẩu trang, nhất là khẩu trang y tế nên cũng chỉ lấy một lượng ít vừa đủ bán, không tích trữ. Do đó, khi có thông tin dịch bệnh, người dân hỏi mua cũng không có để bán. Bình thường bán 1 cái giá 1.000 đồng nay tăng lên 3.000 đồng nhưng cũng không có hàng để bán. Hai hôm gần đây, có nhiều người vào hỏi mua số lượng lớn nhưng không có hàng".
Tại khu vực miền núi Nghệ An như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… rất nhiều lao động ở đồng bằng và những khu vực khác chưa lên làm việc. Các khu vực trung tâm xã, huyện vẫn khá vắng vẻ. Tuy nhiên, ghi nhận của PV, hầu hết các cửa hàng Thu*c tây trên địa bàn này đã cạn hàng từ trưa ngày 31/1. Giá của khẩu trang tại khu vực này cũng đã tăng lên "chóng mặt" từ 45.000 đồng lên 120.000 đồng, 200.000 đồng. Mặc dù tăng giá nhưng người dân khu vực miền núi Nghệ An vẫn phải ngậm ngùi vì hầu hết các cửa hàng Thu*c tây đều cạn khẩu trang y tế. Mặc dù chịu bỏ ra số tiền cao hơn ngày thường hàng trăm ngàn đồng thế nhưng chị Phan Thị Quỳnh Phương, trú tại làng Mỏ Than, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An vẫn không thể mua nổi cho mình một hộp khẩu trang.
"Khu vực miền núi ít các hiệu Thu*c tây, mặc dù biết giá khẩu trang tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận chạy đến hơn 30km lên thị trấn Thạch Giám (Tương Dương, Nghệ An) để mua nhưng hỏi hiệu nào đều lắc đầu bảo chờ hôm sau", chị Phương nói.
Bên cạnh khẩu trang, các loại nước rửa tay khô, rửa tay nhanh, rửa tay có cồn cũng "cháy hàng", còn các loại nước rửa tay thông thường cũng bắt đầu nhích giá. Nhiều loại Vitamin C (C sủi), các loại thực phẩm chức năng cũng rất chạy hàng và bắt đầu tăng giá bán.
Ông Nguyễn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục QLTT Nghệ An cho biết, trong những ngày qua, cán bộ đi kiểm tra nhưng chưa xử lý được đơn vị nào và đến nay chưa thấy báo cáo lại.
Theo Điều 19 Luật Giá và Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014, khẩu trang y tế không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Do đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ niêm yết giá theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết (điểm b khoản 5 Điều 12 Luật Giá).
Trong đó, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách:
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng.
Đặc biệt, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).
Chủ đề liên quan:
đường Nguyễn Phong Sắc Giá niêm yết khẩu trang kinh doanh thuốc Tây nghệ an nhiều lần nước rửa tay tỉnh nghệ an