Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Nghi ngờ nhiễm HIV, cháu đi hiến máu, giờ lo lắng quá BS ơi?

Cháu đang hoang mang về chuyện HIV. Cháu ăn cơm 1 bữa 3 bát và cháu vẫn đi hiến máu, giấy gửi về là sức khỏe bình thường nhưng cháu vẫn lo lắm ạ.
Xin chào BS,

Cháu đang hoang mang về chuyện HIV. Cách đây 3 tháng, cháu say rượu, cạnh nhà cháu có người nhiễm HIV đánh nhau bị chảy máu đầu, cháu ra can. Cháu không động vào vết thương của người ta nhưng vẫn hoang mang ạ. Sức khoẻ của cháu thì hay nhức xương và mỏi cổ. Cháu ăn cơm 1 bữa 3 bát và cháu vẫn đi hiến máu, giấy gửi về là sức khỏe bình thường nhưng cháu vẫn lo lắm ạ.

(Nguyễn K.T. - Hoài Đức, Hà Nội)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Sau này khi lo lắng hay nghi ngờ mình bị nhiễm HIV thì em tuyệt đối không được đi hiến máu, vì việc làm này có thể gây hại cho người khác. Bởi vì mặc dù trong quy trình hiến máu, bịch máu của em vẫn được kiểm tra xem có nhiễm HIV hay không nhưng 1 số trường hợp đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn quá sớm, nồng độ virus quá thấp thì xét nghiệm vẫn có thể không phát hiện ra, hại cho em và hại cho cả người được truyền máu.

Trong tình huống này, nguy cơ nhiễm HIV của em rất thấp. Tuy nhiên, để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu. Nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn. Bởi vì mới nhiễm HIV thì thường không có triệu chứng gì cả, hoặc có thể có triệu chứng như cảm mạo thông thường, rất đa dạng, không đặc trưng.

Thân mến!

BS Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nghi-ngo-nhiem-hiv-chau-di-hien-mau-gio-lo-lang-qua-bs-oi-n312919.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY