Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm Thu*c bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ

Ngũ gia hương - Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 1 - 7m, cành vươn dài, có gai, sống dựa. Lá kép mọc so le, thường gồm 3, có khi 4 - 5 lá chét, dài 2 - 8cm, rộng 1,5 tới 4cm, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa, cuống lá có bẹ và gai. Cụm hoa phân nhánh gồm 3 - 7(10) tán mọc ở ngọn nhánh. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu vàng lục, nhị 5, bầu 2 ô. Quả hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu đen, chứa hai hạt.

Hoa tháng 8 - 9, quả tháng 11 - 12.

Bộ phận dùng

Vỏ (rễ, thân) - Cortex Acanthopanacis Trifoliali, thường gọi là Ngũ gia bì.

Rễ, lá, cành nhỏ cũng được dùng, thường gọi là Bạch lặc.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản tới Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở núi cao trong các rừng thưa ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Hà. Thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân vào mùa hạ, mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, chỗ thoáng gió, tới khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch phơi khô. Lá thu hái vào mùa hè, mùa thu, dùng tươi.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa saponin triterpen, acid oleanolic, acid kaurenoic.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cũng có tính vị, tác dụng như vỏ Ngũ gia nhỏ. Rễ lá có vị đắng và cay, tính mát, có mùi thơm; có tác dụng hoạt huyết hành khí, tán ứ chỉ thống, khử phong thanh nhiệt; có sách ghi là khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Công dụng

Vỏ được coi như vị Thu*c bổ. Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm Thu*c bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ, ngoài ra còn dùng làm Thu*c chữa bệnh phụ khoa, chữa đàn ông liệt dương, chữa các bệnh dạ dày, nhất là nó còn có hiệu lực để chữa bệnh chậm lớn của trẻ em. Vỏ ngâm rượu cũng dùng chữa bệnh tê thấp.

Rễ và cành dùng chữa: 1. Cảm mạo sốt cao, ho đau ngực; 2. Đau lưng, phong thấp đau nhức khớp; 3. Đau dạ dày, viêm ruột, đau bụng ỉa chảy; 4. Vàng da, viêm túi mật; 5. Sỏi niệu đạo, bạch đới; 6. Gẫy xương, viêm tuyến vú.

Dây 30 - 60g, sắc uống. Dùng ngoài chữa đòn ngã, eczema, mụn nhọt và viêm mủ da, giã rễ tươi và lá đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, tắm.

Cành nhỏ nấu lên rửa, tắm chữa ngứa, ghẻ. Rễ và lá của nó cùng với hoa Cúc trắng giã nhỏ đắp mụn nhọt và nứt kẽ chân cũng có công hiệu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/ngu-gia-huong-chua-cam-mao-sot-cao-ho-dau-nguc/)

Tin cùng nội dung

  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY