Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Ngưng thở khi ngủ: Chữa trị bằng cách nào?

Những năm gần đây, ngày càng nhiều người, đặc biệt là những người nam béo phì có chứng ngủ ngáy to, rất quan tâm và lo lắng về bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Bệnh sẽ không còn là nỗi lo âm ỉ hay dai dẳng nữa nếu chúng ta biết cách tự tầm soát được tạinhà.

Tại sao phải chữa trị sớm?

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một rối loạn giấc ngủ thường gặp khoảng 4% ở nam và 2% ở nữ.Bệnh được mô tả là khi bệnh nhân ngủ, đường hô hấp trên bị tắc nghẽn hoàn toàn kéo dài hơn 10 giây;sự tắc nghẽn này lặp đi lặp lại nhiều lần trong giấc ngủ, làm bệnh nhân không thể thở đượcvàphải giật mình thức giấc. Về lâu dàinếu không chữa trị, bệnh sẽ đưa đến các biến chứng nhưđái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Các triệu chứng điển hình?

Các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được chia làm hai nhóm: (1) triệu chứngban đêm do tắc nghẽn đường thở tạo ra, và (2) triệu chứng ban ngày do hậu quả của việc mất ngủ banđêm tạo ra.

Các triệu chứng ban đêm bao gồm ngáy to làm phiền người ngủ bên cạnh, có những cơn ngưng thởđược người thân chứng kiến, có những cơn nghẹt thở hay thở một cách khó nhọc, cảm giác trằn trọckhó ngủ và đi tiểu đêm.

Còn các triệu chứng vào ban ngày là những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu buổi sáng, buồn ngủ vàoban ngày, kém tập trung, dễ cáu gắt, ngủ gật khi đang làm các công việc thường ngày như đọc báo,xem tivi, lái xe, ngồi một mình.

Nguyên nhân của bệnh?

Bình thường khi thức giấc, các cơ trong đường hô hấp luôn có một lực nhất định (gọi làtrương lực cơ) giữ cho đường hô hấp trên mở ra để chúng ta có thể hít thở. Khi ngủcác cơ thưgiãn, trương lực cơ giảm; đường hô hấp lúc này sẽ hẹp hơn lúc thức nhưng hoạt động hô hấp vẫn diễnra bình thường.

Trường hợp sau một ngày làm việc quá mệt mỏi hoặc sau khi uống rượu bia, trương lực cơ củachúng ta sẽ giảm nhiều hơn, đường thở sẽ hẹp hơn nữa, các cấu trúc trong đường thở sẽ rung động gâyra tiếng ngáy to hoặc có thể ngưng thở nhưng trong giới hạn bình thường.

Khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn hoàn toàn và lặp đi lặp lại, nguyên nhân có thể do những bấtthường ở khung xương mà các cơ ở đường hô hấp trên bám vào hoặc do phì đại bất thường các cấu trúcmô mềm trong đường hô hấp như phì đại cuốn mũi, vẹo vách ngăn, amiđan phì đại, lưỡi gà dài, lưỡito, phì đại đáy lưỡi, bất thường thanh thiệt, cổ ngắn nhiều mô mỡ xung quanh ở người béo phì.

Các đối tượng có nhiều nguy cơ?

Các nghiên cứu cho thấy bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra ở nam gấp đôi ở nữ, và có thểgặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi thường gặp là 18-60 tuổi. Bệnh cũng thường gặp ở người béo phì, caohuyết áp, tiểu đường, uống rượu bia, hút Thu*c lá, và những người trong gia đình có tiền sử về bệnhngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Cách chẩn đoán bệnh?

Để chẩn đoán bệnh, người bệnh cần được đo các chỉ số hoạt động của cơ thể trong giấc ngủ bằngcách đeo một máy đo được gọi là máy đo đa ký giấc ngủ. Máy này sẽ ghi lại các chỉ số trong giấc ngủbao gồm: điện não, điện động mắt, điện tim, điện cơ, lưu lượng khí thở, nhịp thở, gắng sức ngựcbụng, chỉ số oxy, cacbonic trong máu, số lần ngáy.

Kết quả đo đa ký giấc ngủ sẽ cho biết một người có bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay không,mức độ nặng nhẹ như thế nào, có kèm theo các rối loạn hô hấp khác hay không, từ đó bác sĩ sẽ đưa racách điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ đo tắc nghẽn

Có ba cách điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: thứ nhất là giảm cân, thứ nhì là thở máy áplực dươngvà thứ ba là phẫu thuật. Các phương pháp này có thể tiến hành riêng lẻ hoặc cũng cóthể kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Từ kết quả đo đa ký giấc ngủ, dựa vào chỉ số ngưng giảm thở trong một giờ, bệnh được chia thànhba mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu ở mức độ nhẹ, thông thường chỉ cần tập thể dục, giảm cân, ngủ nằmnghiêng, tránh uống rượu bia là đủ.

Trường hợp ngưng thở trong lúc ngủ ở mức độ trung bình hoặc nặng, ngoài các biện pháp áp dụngcho mức độ nhẹ, bệnh nhân cần phải được điều trị bằng máy thở áp lực dương còn gọi là máy CPAP. Máynày bao gồm một thân máy có kích thước khoảng 15x10x5cm, chạy bằng pin để tạo ra dòng không khí cóáp lực dương từ 4-20cm nước, thân máy kết nối với đường hô hấp trên của người bệnh bằng ống dẫn vàmột mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi miệng.

Mỗi buổi tối, bệnh nhân sẽ đeo măt nạ và bật máy lên khi đi ngủ, dòng không khí có áp lực dươngcủa máy thở sẽ làm các chỗhẹp hoặc tắc ở đường hô hấp trên mở ra, bệnh nhân sẽ có đầy đủ oxycho giấc ngủ và không còn ngưng thở nữa.

Máy thở áp lực dương này cần được sử dụng suốt đời. Tuynhiêntrên thực tếvì những lý do khác nhau, nhiều bệnh nhân từ chối sử dụng máy thở CPAPhoặc đã sử dụng máy nhưng không hiệu quả. Khi đó những bệnh nhân này sẽ được xem xét về phươngpháp phẫu thuật để điều trị bệnh.

Bệnh nhân sẽ được cho ngủ bằng Thu*c để tạo ra một giấc ngủ gần giống như giấc ngủ tự nhiên ởnhà, sau đó bác sĩ tai mũi họng sẽ dùng ống nội soi mềm đưa vào đường hô hấp trên qua mũi, quan sátkhoảng sau khẩu cái, sau đáy lưỡi và thanh quản để chẩn đoán vị trí tắc nghẽn và hình thái tắcnghẽn của từng vị trí,từ đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng bệnh nhân.

Thông thường các phẫu thuật điều trị ngưng thở do tắc nghẽn giúp giảm được tỉ lệ bệnh từ40-80%. Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật dưới gây mê toàn thân, tùy quy mô củaphẫu thuật mà bệnh nhân có thể nằm viện 1-5 ngày.

Cách tự tầm soát bệnh ngưng thở do tắc nghẽn tại nhà

Để tự tầm soát mình có nguy cơ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay không, bạn cần trảlời 8 câu hỏi sau:

(1) Bạn có ngáy to không?

(2) Bạn có mệt mỏi hay buồn ngủ vào ban ngày không?

(3) Bạn có nghe người khác nói rằng họ chứng kiến bạn có cơn ngừng thởkhông?

(4) Bạn có bị cao huyết áp không?

(5) Bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) (tính bằng cách lấy số cân nặng chia chobình phương chiều cao của cơ thể) trên 35 không?

(6) Bạn có đang ở độ tuổi trên 50 không?

(7) Bạn có chỉ số vòng cổ trên 40 cm không?

(8) Bạn có thuộc phái nam không ?

Nếu trả lời là "có" cho 5-8 câu hỏi thì bạn có nguy cơ cao về bệnh ngưng thở khi ngủ do tắcnghẽn; nếu trả lời là "có" cho 3-4 câu hỏi thì bạn có nguy cơ trung bình; và nếu trả lời là "có"cho 0-2 câu hỏi thì bạn ít có nguy cơ.

Theo ThS.BS Nguyễn Trương Khương - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ngung-tho-khi-ngu-chua-tri-bang-cach-nao-n227161.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • Đông y có nhiều vị Thu*c, bài Thu*c để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
  • Với dân văn phòng, sử dụng máy tính trước khi ngủ là thói quen. Tuy nhiên điều này có những bất lợi nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Tôi thường uống sữa trước khi ngủ nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Vậy tôi có nên tiếp tục uống sữa trước khi đi ngủ không?
  • Khoảng 2 năm nay thỉnh thoảng về đêm, em thấy chồng có hiện tượng tiểu không tự chủ (bị tiểu ra giường)...
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY