Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Người bị bệnh gút có nên uống rượu, bia không?

Khi mắc bệnh gút, một trong những lời khuyên thường được các chuyên gia y tế đưa ra là hạn chế uống rượu, bia. Tuy nhiên, ảnh hưởng của rượu, bia đối với bệnh gút như thế nào thì không hẳn ai cũng biết? Nghiên cứu sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Càng uống nhiều rượu, bia, càng dễ bị gút tấn công

Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Tuhina Neogi, chuyên gia thấp khớp học tại Đại học Y Boston, Mỹ cùng các đồng nghiệp trên 724 người Mỹ trưởng thành mắc gút, trong đó có 78% là nam giới. Các đối tượng tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi cách nhau vài tháng với nội dung về những đợt tấn công của gút, việc dùng Thu*c, chế độ dinh dưỡng, sử dụng rượu, bia và vấn đề tập luyện.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, người mắc bệnh gút càng sử dụng rượu, bia nhiều thì nguy cơ bị gút tấn công trong 24 giờ sau đó càng cao. Khi chỉ dùng một thức uống duy nhất thì nguy cơ bị gút tấn công không thay đổi nhiều. Nhưng với việc sử dụng 1-2 loại đồ uống chứa cồn trong 24 giờ thì nguy cơ bị gút tấn công tăng 36%. Với 2-4 loại đồ uống thì nguy cơ này tăng đến 50%.

Rượu là một trong những nguyên nhân tồi tệ nhất dẫn tới gút ở nam giới. Nếu thường xuyên uống 1-2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ bị cơn gút cấp cao hơn bình thường 138%. Uống 2-4 cốc bia thường xuyên làm tăng nguy cơ bị gút tấn công lên 75%.

Điều này cũng đồng nghĩa, nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc gút và ngăn chặn bệnh tái phát thì nên tránh xa các đồ uống chứa cồn, bao gồm cả rượu vang – thức uống trước đây nhiều người vẫn nghĩ có thể sử dụng.

Sản phẩm thảo dược – Giải pháp an toàn giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả

Câu chuyện về gút và làm sao kiểm soát bệnh hiệu quả luôn là vấn đề “nóng” được các chuyên gia y tế trên toàn thế giới nỗ lực tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có loại Thu*c nào chữa khỏi gút hoàn toàn nên người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, việc sử dụng thảo dược đang được đông đảo người mắc bệnh gút trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam lựa chọn và mang lại nhiều tín hiệu khả quan.

Ở nước ta, trong xu hướng này, sản phẩm được đánh giá cao hơn cả là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính trạch tả - vị Thu*c quý giúp tăng cường chức năng gan, thận; đào thải các chất độc hại, bao gồm cả axit uric – nguyên nhân chính dẫn tới gút. Bên cạnh đó, để mang tới một công thức toàn diện thì sự kết hợp giữa trạch tả cùng các thảo dược như ba kích, thổ phục linh... là cần thiết. Sản phẩm chứa các thành phần này rất hiệu quả trong kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở ngưỡng bình thường, giảm sưng đau khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn gút tái phát. Hơn nữa, với thành phần từ thảo dược nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Việc loại bỏ rượu, bia ra khỏi danh sách đồ uống hàng ngày sẽ không quá khó nếu bạn quyết tâm chiến thắng bệnh gút. Bạn nên uống nhiều nước lọc, tăng cường rau quả tươi trong thực đơn kết hợp tập luyện hợp lý... Đồng thời, sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ trạch tả hàng ngày cũng là thói quen cần thiết giúp bạn kiểm soát gút dễ dàng hơn!

An Vy
Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-benh-gut-co-nen-uong-ruou-bia-khong-n122955.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh gút chữa bệnh gút

Tin cùng nội dung

  • Người bị bệnh gút cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm
  • Bệnh gút (bệnh thống phong) là một bệnh được biết đến lâu đời nhất của loài người (đã hơn 2.000 năm), trước đây được coi là “bệnh của người giàu”,
  • Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY