Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Người bị bệnh gút có uống sữa được không, loại nào?

Người bị gút hoàn toàn có thể uống sữa để cải thiện sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi loại sữa đều phù hợp, chỉ nên uống sữa tươi, sữa ensure,...

sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng. đặc biệt hơn, trong sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh gút. vậy, người bệnh gút cần uống bao nhiêu là đủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nên uống sữa loại nào? thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bị bệnh gút có uống sữa được không? – Chuyên gia giải đáp

Sữa là thực phẩm có giá dinh dưỡng cao và thường được nhiều đối tượng sử dụng để bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày. Trong sữa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: chất đạm, lipid, glucid, photpho, kali, canxi, vitamin D, sắt, kẽm,… Bên cạnh đó, các protein có trong sữa có chứa thành phần axit amin cân đối, độ đồng hóa cao như: casein, lacto albumin và lacto globilin – đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe con người, đặc biệt là sự phát triển trí não cho trẻ em.

Trước khi giải đáp câu hỏi người bệnh gút có uống sữa được không, bạn đọc cần nắm rõ một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Hàng loạt các bài báo cáo gần đây cho biết, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút là do chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là việc dung nạp cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất purin. hàm lượng này khi được dung nạp vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric. khi hàm lượng này quá mức dẫn đến bị dư thừa và lắng đọng tại các khớp, từ đó gây sưng, viêm và hình thành bệnh gút.

Trở lại vấn đề chính, một số bài nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, sữa là thực phẩm được xếp vào nhóm có chứa hàm lượng Purin thấp. Trong 100 gram sữa chỉ chứa 0 – 50mg hàm lượng Purin. Trong khi đó, lượng Purin mà cơ thể có thể dung nạp mỗi ngày tối đa là 150mg/ 100g. Vì thế, có thể đưa ra khẳng định, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng còn đưa ra một số dẫn chứng khác cho biết rõ hơn về những lợi ích của sữa đối với sức khỏe người bị gút. Cụ thể hơn:

    Trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có hàm lượng axit orotic tương đối nhiều. Thành phần này có tác dụng làm giảm sự tái hấp thụ axit uric có trong máu, đồng thời thúc đẩy sự bài tiết qua thận;

Dựa vào những lý lẽ trên có thể khẳng định, sữa hoặc các chế phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai,… đều tốt cho các đối tượng bị bệnh gút. các đối tượng này có thể bổ sung sữa mỗi ngày với liều lượng vừa đủ để giảm lượng axit uric có trong máu cũng như hỗ trợ điều trị bệnh.

Điều chỉnh chế độ uống sữa cho người bị bệnh gút

Như đã nói trên, người bị gút hoàn toàn có thể sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa mỗi ngày để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bị gút nên uống bao nhiêu sữa là đủ cũng chính là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm.

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh gút chỉ nên uống sữa mỗi ngày 1 ly với dung tích từ 330 – 350 ml sữa. không nên uống quá nhiều sữa trong ngày bởi không phải uống nhiều là tốt cho sức khỏe.

Mặc khác, mặc dù sữa rất có lợi cho sức khỏe cho người bị bệnh gút nhưng không phải loại sữa nào người bệnh gút cũng có thể sử dụng được. việc lựa chọn sữa để sử dụng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh gút cũng như nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, thậm chí gây ra ít nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh gút.

Dưới đây là một số nguyên tắc lựa chọn sữa uống hằng ngày cho các đối tượng bị bệnh gút. và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi người bị gút nên và không nên uống sữa gì.

Người bị gút nên uống sữa gì để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe?

Một số loại sữa được bác sĩ khuyên dùng cho người bị bệnh gút, bao gồm:

# Nên uống sữa tươi

Đối với người bị bệnh gút, sữa có nguồn gốc từ động vật là sự ưu tiên số 1, đặc biệt là sữa con bò. tốt hơn, nên sử dụng các loại sữa ít đường hoặc không đường để không làm ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu, đồng thời, phòng ngừa một số nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra.

# Nên uống sữa Ensure

Người bị bệnh gút có uống được sữa ensure không? câu trả lời là có nhưng chỉ được uống với liều lượng vừa đủ. theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gút chỉ nên uống sữa ensure mỗi ngày 1 – 2 ly hoặc uống theo tình trạng sức khỏe mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

# Nên uống sữa chua, sữa tách béo

Sữa chua, sữa tách béo cũng là một sự lựa chọn khác cho các đối tượng mắc bệnh gút. bởi hai loại sữa này được bào chế trên công thức đặc biệt nhờ quá trình lên men tự nhiên, ít béo và chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho sức khỏe. không những vậy, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần axit uric trong máu, hỗ trợ cải thiện bệnh gút và mang lại một sức khỏe cân đối.

Những loại sữa không tốt cho người bệnh gút

Một số loại sữa mà người bệnh gút không nên uống, bao gồm:

# Không nên uống sữa có nhiều đường

Các loại sữa có chứa nhiều đường không được khuyến khích sử dụng cho người bị bệnh gút, đặc biệt là sữa đặc có đường. điều này có thể giúp người bệnh gút phòng tránh tình trạng sưng viêm các khớp chuyển biến nặng.

Bên cạnh đó, sữa chứa nhiều đường còn có thể gây rối loạn chuyển hóa, khả năng đào thải hàm lượng axit uric ở thận bị suy giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút. Không những vậy, sữa chứa nhiều đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường, suy thận, tim mạch,…

# Không nên uống sữa có chứa nhiều chất béo

Cũng như sữa có chứa nhiều đường, người bệnh cũng không nên uống sữa có thành phần chất béo cao. điều này có thể khiến cơ thể tăng cân, nhất là các đối tượng đã có trọng lượng quá mức. không chỉ vậy, tăng cân quá mức sẽ gây áp lực lên xương khớp, từ đó khiến bệnh tình ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là các cơn đau càng bị dồn dập và xảy ra liên tục.

# Không nên uống sữa nguyên chất

Sữa nguyên chất có chứa hàm lượng protein, chất béo, đường lacose và khoáng chất cao hơn các loại sữa được pha chế. Vì thế, khi dung nạp vào cơ thể một lượng lớn các dưỡng chất trên sẽ có nguy cơ làm tăng nồng độ axit uric có trong máu và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

# Không nên uống sữa đậu nành

Đậu nành cũng chính là một trong số thực phẩm mà người bệnh gút cần hạn chế sử dụng. vì thế, sữa đậu nành cũng không được khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị bệnh gút. bởi trong sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin – là dẫn xuất làm tăng nồng độ axit uric có trong máu, đồng thời, khiến cho các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp và hình thành nên các cơn đau nhức.

Các loại sữa phù hợp với người bệnh gút

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại sữa với mẫu mã và xuất xứ khác nhau. chính vì thế đã gây ra không ít hoang mang cho người bệnh gút trong việc sử dụng các loại sữa phù hợp với bệnh tình sức khỏe. theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì 3 loại sữa dưới đây là các sản phẩm được đánh giá và kiểm định về độ an toàn cho sức khỏe của người bị gút:

1. Ensure Gold Acti M² – Sữa cho người bị bệnh gút

Ensure Gold Acti M² là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có xuất xứ từ nước Hoa Kỳ. Hiện nay, loại sữa này được nhập khẩu và phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay. Theo sự đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, Ensure Gold Acti M² là loại sữa được đặc chế riêng cho các đối tượng có vấn đề về thận và mắc các bệnh lý về xương khớp như: loãng xương, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, bệnh gút,…

Trong sữa ensure gold acti m² có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ và sức khỏe như acti – sps, choline, probiotic, phosphatidylserine được chiết xuất từ đậu nhanh. đặc biệt, thành phần dưỡng chất acid béo omega – 3 có trong sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau khớp do bệnh gút gây ra và mang lại một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Hiện nay, sản phẩm Ensure Gold Acti M²  được bán với mức giá dao động từ 600.000 – 630.000 đồng/ hộp 400 gram.

2. Sữa Primavita – Sản phẩm tốt cho sức khỏe người bị gút

Cũng như sữa Ensure Gold Acti M², sữa Primavita cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng cho các đối tượng mắc bệnh gút. Nguyên nhân thứ nhất vì đây là sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng ít béo, người bị gút có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không lo ngại đến việc tăng cân. Nguyên nhân thứ hai, sữa Primavita chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của hệ xương khớp như: canxi, sắt, vitamin D3 và hơn 34 các nhóm vitamin khác.

Sữa Primavita là một sản phẩm được nhập khẩu từ Hà Lan và phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay. Mức giá của một hộp sữa Primavita 450 gram dao động từ 290.000 – 320.000 đồng.

3. Alpha lipid – Sữa non tốt cho người bị bệnh gút

Sữa non Alpha lipid là một sản phẩm có tiếng của một hãng chuyên sản xuất sữa New Image của New Zealand. Đây là một trong những loại sữa được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và thích hợp sử dụng cho các đối tượng mắc bệnh gút.

Trong sữa non alpha lipid có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết, nâng cao khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong có thể, đồng thời, giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe. đặc biệt hơn, sữa non alpha lipid còn hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và đẩy nhanh tiến độ khôi phục các tổn thương xương khớp do bệnh gút gây ra.

Sữa non Alpha lipid được nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành khá cao, có khả năng dao động từ 980.000 – 1.550.000 đồng/ hộp.

Một số lưu ý khác khi dùng sữa cho người bệnh gout

Một số lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho người bị gút khi uống sữa để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

    Tuyệt đối không nên uống sữa bị ôi thiu hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng;

Bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc những thông tin về bệnh gút có uống sữa được không cũng như một số lưu ý khi sử dụng. hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho người bệnh gút. bên cạnh việc bổ sung cho cơ thể các loại sữa phù hợp, người bị bệnh gút cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác trong chế độ ăn uống hằng ngày để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin bổ ích cho bạn đọc:

    Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-gut-co-uong-sua-duoc-khong)

Chủ đề liên quan:

bệnh gút bị bệnh uống sữa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY