Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người đàn ông may mắn phát hiện kịp lỗ rò giữa tim

(MangYTe) - Ngày 27-4, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết vừa cứu một ca bệnh tuổi đời còn khá trẻ đối diện nguy cơ liệt cả tay chân do bị lỗ rò giữa tim mà không biết.

Bệnh nhân là anh H.N.T (35 tuổi, ngụ Kiên Giang) đến khám trong tình trạng huyết áp tăng, yếu nửa người trái không rõ nguyên nhân, giọng nói ngọng không rõ lời. Anh T. đã đi khám tại bệnh viện ở địa phương nhưng kết quả chụp CT sọ não không bất thường, được cho Thu*c uống nhưng không bớt, sốt ruột nên người nhà đưa anh T. lên TP HCM.

Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp MRI cho thấy anh T. bị nhồi máu não đỉnh thái dương. Vì anh T. đã qua giai đoạn vàng can thiệp nên chỉ có thể tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để tránh nguy cơ tàn phế sau cơn tai biến.

Ngoài ra, anh T. đã được thực hiện một số cận lâm sàng để truy tìm "thủ phạm" gây đột quỵ. Kết quả các bác sĩ anh T. có một lỗ bầu dục ở giữa hai buồng tim (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái), một dạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ dễ tạo huyết khối gây đột quỵ. Anh T. được can thiệp bít thông liên nhĩ thành công, hiện tình trạng sức khỏe ổn định.

Người đàn ông may mắn phát hiện kịp lỗ rò giữa tim - Ảnh 1.

Bác sĩ chỉ ra lỗ rò giữa tim bệnh nhân và đã bít được

Theo BSCK2 Dương Duy Trang, Trưởng Khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, đây là một ca bệnh đột quỵ ở người trẻ với nhiều yếu tố may mắn. Thứ nhất, bệnh nhân được phát hiện nhồi máu não đỉnh thái dương sớm. Nếu không được phát hiện và luyện tập, bệnh nhân có thể phải sống cả đời với di chứng yếu liệt tay chân và giảm khả năng ngôn ngữ sau cơn tai biến. Thứ hai, bệnh nhân được phát hiện thông liên nhĩ và can thiệp kịp thời. Với tình trạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ kín đáo dễ bỏ sót, nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao, đe dọa tính mạng cũng như sức khỏe của bệnh nhân.

Nguyễn Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-may-man-phat-hien-kip-lo-ro-giua-tim-20200427150117177.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào mangyte, Tôi vừa bị đột quỵ tháng trước, đã được điều trị tạm ổn tại bệnh viện rồi. Bác sĩ dặn về nhà cần tập vật lý trị liệu tiếp. Nhưng tôi làm công việc kinh doanh, rất bận rộn nên không thể tập VLTL trong giờ hành chính được. Nhờ mangyte giới thiệu giúp tôi có thể tập VLTL ngoài giờ ở đâu uy tín, giá cả thế nào? Nếu mời kỹ thuật viên đến tập tại nhà có được không? Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Đức Cường – Q. Tân Phú, TPHCM)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY