Kinh tế xã hội hôm nay

Người dân Sài Gòn đổ xô đi làm giấy xét nghiệm COVID-19

MangYTe - Để có thể vào tỉnh Đồng Nai, TP.Dĩ An (Bình Dương) và vào bệnh viện khám bệnh, người dân ở TP.HCM phải có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính. Vì vậy, nhiều người đổ xô đến bệnh viện xét nghiệm, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh khá cao.

Sáng 6/7, theo ghi nhận tại các bệnh viện quân dân y miền đông, bệnh viện lê văn thịnh (tp thủ đức)…, người dân "rồng rắn" xếp hàng đi làm xét nghiệm covid-19. đa số người dân đi xét nghiệm là các tài xế, xe ôm, người làm việc tại tp.hcm cần đi qua tỉnh đồng nai, bình dương làm việc, giao hàng…

Tại các bệnh viện quân dân y miền đông, bệnh viện lê văn thịnh…, người dân "rồng rắn" xếp hàng đi làm xét nghiệm covid-19.

Đa số người dân đi xét nghiệm là các tài xế, người làm việc tại tp.hcm cần đi qua tỉnh đồng nai, bình dương làm việc, giao hàng…


Anh vũ văn thảo (ngụ ở phường tăng nhơn phú b, tp thủ đức) cho biết, trong sáng ngày 6/7, anh thảo phải tranh thủ thời gian đi xét nghiệm để chiều tối có "giấy thông hành" nhằm đi giao hàng một chuyến hàng các phụ tùng xe ô tô ở tp. biên hòa, tỉnh đồng nai.

"việc làm giấy xét nghiệm để đáp ứng theo quy định của tỉnh đồng nai, chỉ khi có giấy xác nhận âm tính thì tôi mới được chở hàng vào tỉnh đồng nai. tuy nhiên, tôi thấy giấy xét nghiệm này có thời hạn quá ít chỉ dùng được trong 3 ngày. cách 3 ngày tôi lại mất thêm khoảng 280.000 đồng để làm giấy khác. tính ra 1 tháng tôi giao hàng vào tỉnh đồng nai khoảng 10 lần, như vậy mỗi tháng tôi sẽ mất khoảng 2,8 triệu đồng cho chi phí xét nghiệm. điều này đang gây khó khăn cho các tài xế giao hàng như tôi bởi vì tiền công tôi chở hàng một tháng chỉ khoảng 5 - 6 triệu đồng mà chi phí xét nghiệm đã mất tới 3 triệu đồng", anh thảo bức xúc nói.

Lượng người đi làm xét nghiệm covid-19 khá đông khiến khu vực giữ xe của các bệnh viện quá tải.

Chị lê thị bích hồng (ngụ ở tp thủ đức) cho biết, hằng ngày chị phải đi giao hàng ở tp dĩ an, bình dương. vì vậy, chị phải tranh thủ đi sớm đến bệnh viện quân dân miền đông để làm giấy xét nghiệm covid-19 âm tính. chị đến từ 8h nhưng phải tới 9h30 mới được lấy mẫu xét nghiệm. nguyên nhân do số lượng người đến đăng ký lấy giấy xét nghiệm quá đông, phải xếp hàng chờ đến lượt.

Dù đến từ rất sớm nhưng người dân phải chờ hàng giờ để được kiểm tra.

Do số lượng người đi xét nghiệm quá đông, ở nhiều bệnh viện tại tp.hcm đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người trước cổng các bệnh viện và không đảm bảo giãn cách để phòng dịch.

Lượng người đi xét nghiệm quá đông dẫn đến tình trạng tụ tập đông người trước cổng các bệnh viện và không đảm bảo giãn cách để phòng dịch.

Tại các bệnh viện tại tp.thủ đức, hiện nay các bệnh viện đã bố trí một khu vực riêng để làm test nhanh tránh tình trạng tụ tập đông người bệnh cạnh khu xét nghiệm chính trong các bệnh viện.

Ngoài ra, các bệnh viện phối hợp với lực lượng địa phương để chia làn giãn cách khi đứng chờ xếp hàng vào làm xét nghiệm. Khi đến lấy giấy xét nghiệm, các bệnh viện cũng phát phiếu có ghi giờ hẹn đến lấy mẫu để người dân đến theo giờ, tránh đến cùng giờ gây mất trật tự trước cổng các bệnh viện trong mùa dịch. Tuy nhiên, do lượng người dân đến quá đông cho nên có thời gian, bệnh viện phải ngừng phát số để thực hiện giãn cách.

Ngọc Quyên

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-dan-sai-gon-do-xo-di-lam-giay-xet-nghiem-covid-19-20210706161251181.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY