Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người dân Thượng Hải trầm cảm giữa phong tỏa

Trung Quốc-Các đường dây nóng về sức khỏe tâm thần tại Thượng Hải gia tăng khi giới chức quyết định phong tỏa thành phố 26 triệu dân.

Các chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần tại phố đông tân khu cho biết điện thoại của họ đổ chuông liên tục suốt cả ngày. khu vực này dự kiến kết thúc giãn cách vào ngày 8/4, song giới chức quyết định kéo dài thời gian phong tỏa. quận có 5 đường dây nóng, ba trong số đó hoạt động 24 giờ với hơn 100 tình nguyện viên cung cấp các dịch vụ tư vấn khác nhau trong bối cảnh covid-19 bùng phát.

"Tôi bắt đầu từ 8h sáng đến 4h chiều, đã nhận được 40 cuộc gọi", một nhân viên trực đường dây nóng chia sẻ.

Thượng Hải đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thành phố ghi nhận kỷ lục 13.086 ca nhiễm vào ngày 4/4, tăng từ 8.581 ca một ngày trước đó. Dù con số này thấp hơn nhiều so với các nơi khác trên toàn cầu, song nó là sự gia tăng đáng kể đối với một quốc gia vẫn kiên trì chiến lược "Không Covid".

Li, một sinh viên đại học, cho biết cô rất căng thẳng khi sinh sống trong một điểm nóng Covid-19 lần thứ hai. Cô từng rời Vũ Hán ngay khi virus bắt đầu xuất hiện, chứng kiến số ca nhiễm ở quê hương gia tăng. Giờ đây, cô kẹt lại trong đợt phong tỏa của Thượng Hải.

"Tôi mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Ở nhà (Vũ Hán), việc phong tỏa không quá đáng sợ vì tôi đang ở cùng gia đình và có đầy đủ thức ăn", Li nói.

Giờ đây, các mối lo của cô tập trung vào việc không mua dự trữ đủ nhu yếu phẩm. 5 giờ sáng ngày 4/4, cô cố gắng đặt hàng từ nhiều ứng dụng khác nhau nhưng không thành công.

"Mọi thứ được bán hết trong một giây. Tôi hồi hộp chờ đợi, sau đó thất vọng tràn trề. Tôi không thể chịu đựng được sự mông lung này", cô kể lại.

Đến nay, cô chưa thử tư vấn tâm lý. Li cảm thấy xấu hổ nếu bị ghi lại trong hệ thống của đường dây nóng miễn phí. Cô cũng không muốn bỏ tiền cho các dịch vụ tư nhân. Cô trốn tránh thực tại bằng cách xem các chương trình truyền hình.

Khác với Li, Yang, một người khác sinh sống tại Thượng Hải, trả tiền để tư vấn tâm lý hàng tuần trong khoảng hai năm. Cô có cuộc hẹn với bác sĩ trị liệu của mình vào ngày 30/3. Tại đây, Yang chia sẻ tình trạng phong tỏa đã ảnh hưởng thế nào đến tâm lý.

"Hai năm trước, tôi sợ hãi loại virus không xác định. Nhưng giờ đây, vấn đề thứ phát do dịch bệnh còn khiến tôi lo lắng hơn. Lời khuyên của bác sĩ có thể giúp tôi cải thiện các mối quan hệ cá nhân, nhưng với virus, tôi gần như bất lực", cô nói.

Cheng Qing, sinh sống ở quận Xuhui, gặp tình trạng tương tự. Cô hoang mang khi số ca nhiễm tăng lên hơn 1.000 mỗi ngày. Cô cũng lo lắng hơn cho những con mèo cưng sau khi đọc các tin tức bi thảm về tình trạng ngược đãi động vật ở những nơi khác.

"Tôi không biết mình sẽ phản ứng thế nào nếu có chuyện xảy ra với những chú mèo của tôi", cô nói.

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều người dân Thượng Hải phải nhờ đến những nhóm hỗ trợ tự lực. Cheng chuyển sang sử dụng các ứng dụng về sức khỏe tâm lý và thiền định.

Theo zhu wei, người phụ trách nhóm tình nguyện viên tại quận trường ninh, trung tâm thành phố thượng hải, đường dây nóng chăm sóc sức khỏe tâm thần 24 giờ do chính phủ hậu thuẫn nhận được hơn 200 cuộc gọi trong tháng 3. mỗi cuộc gọi kéo dài trung bình 26 phút. số lượng cuộc gọi hàng ngày nhiều hơn khoảng 20% so với những thời điểm khác.

"Nhiều người gọi điện vì tình trạng phong tỏa khiến họ lo lắng, số khác nhờ mua Thu*c hộ. Một số người không gọi vì lo sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi đoán Covid-19 vẫn có liên quan. Ví dụ, một cặp vợ chồng gọi điện sau khi tranh cãi về việc học trực tuyến của con mình", Zhu kể lại.

Đại dịch ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. nó cũng gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe tinh thần của bất cứ ai. các quốc gia báo cáo vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng khi covid-19 bùng phát. tổ chức y tế thế giới (who) kêu gọi chính phủ các nước tăng cường quan tâm đến tâm lý người dân, sau khi ghi nhận tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu toàn cầu tăng 25% trong năm 2020.

Việt Nam giữa năm 2021 cũng trải qua những tháng ngày khó khăn khi nhiều tỉnh miền Nam, trong đó có TP HCM, phải giãn cách xã hội trong thời gian dài, nhiều người bị ảnh hưởng tâm lý, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu nào về tình trạng này.

Một người phụ nữ đi dọc đường Nam Kinh, Thượng Hải, ngày 31/3. Ảnh: Sixth Tone

Thục Linh (Theo Sixth Tone)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-dan-thuong-hai-tram-cam-giua-phong-toa-4448284.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và một số nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 15-17% số học sinh.
  • Có một thực trạng đang thu hút sự chú ý của người dân trong thời gian gần đây, đó là sự tràn lan các loại hàng hoá tiêu dùng, gia công chất lượng kém có xuất xứ từ Trung Quốc
  • Nhiều độc giả cho rằng, người nông dân đang dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông”. Họ đang tỉa, bán cho các thương nhân này số bông thanh long không có khả năng đậu quả.
  • Thực phẩm nhiễm độc ở Trung Quốc nhiều khôn xiết, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ rất mạnh hàng hóa sản phẩm từ Trung Quốc, cho nên tránh làm sao cho khỏi hàng nhiễm độc.
  • Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…
  • Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2013). Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại chọn chủ đề này và thông điệp của WHO muốn gửi đến nhân dân toàn thế giới nhân ngày này là gì?
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Một em bé sơ sinh đã lấy nước mắt bao người ở TQ sau khi gan của em được lấy để cứu sống người bạn 10 tháng tuổi.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY