Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người dân vùng biển Hà Tĩnh hưởng lợi từ Đề án 52

MangYTe - Hơn 150.000 lượt phụ nữ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2.700 trẻ sơ sinh được xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh tật... là kết quả trong 10 năm thực hiện đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và hải đảo giai đoạn 2009 - 2020 tại Hà Tĩnh.

Việc tuyên truyền cho người dân được cộng tác viên dân số xã xuân yên (nghi xuân) thực hiện ngay trên bãi biển. ảnh: pv

"Ước mong con cái khỏe mạnh, học hành tử tế"

"Trước đây chúng tôi vẫn còn suy nghĩ đông con hơn nhiều của, phải có con trai để có thêm nhân lực đi biển. Nhưng cuộc sống bây giờ đã khác, người vùng biển cũng nhiều trường hợp chọn con đường xuất khẩu lao động để có thêm thu nhập. Thế nên, ước mong của chúng tôi là con cháu có được cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh, được học hành tử tế", ông Nguyễn Đình Minh (ở xã Thạch Kim, Lộc Hà) chia sẻ.

Sự thay đổi của ông minh cũng là suy nghĩ chung của nhiều người dân ở vùng biển lộc hà. đó là kết quả của quá trình tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ dân số trong suốt 10 năm triển khai thực hiện đề án số 52/2009/qđ-ttg về kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và hải đảo giai đoạn 2009 - 2020 (gọi tắt là đề án 52).

Thời gian qua, cán bộ chuyên trách cộng tác viên dân số 7 xã vùng biển lộc hà đã tăng cường "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền vận động.

Việc sinh hoạt câu lạc bộ đã giúp chị em phụ nữ ở Nghi Xuân nâng cao hiểu biết về chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Cùng với đó, việc tạo cơ hội cho chị em tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng các hoạt động khám, siêu âm, cấp phát Thu*c, tư vấn và cung cấp các phương tiện Tr*nh th*i… đã giúp chị em nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. theo đó, việc triển khai các chiến dịch về chăm sóc sức khỏe sinh sản đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Bs đào văn thế, giám đốc trung tâm y tế huyện lộc hà chia sẻ: "mưa dầm thấm lâu, sau 10 năm miệt mài triển khai đề án 52, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đã góp phần làm thay đổi suy nghĩ, quan niệm của người dân, của các cấp chính quyền địa phương về công tác dân số. nhờ đó, tỷ lệ sinh trên 2 con ở lộc hà trong năm nay là 37%, giảm 0,6% so với năm 2019".

Đề án 52 còn giúp ngư dân Hà Tĩnh có thêm cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản. Phụ nữ vùng biển đã có sự gắn kết với nhau thông qua các loại hình câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc…

Nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân về công tác dân số

Triển khai đề án, phụ nữ xã Hộ Độ (Lộc Hà) thường xuyên được thăm, khám sức khỏe.

Chị phan thị thêm - cộng tác viên dân số thôn yên ngư (xã xuân yên, nghi xuân) cho biết: "thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, sinh hoạt câu lạc bộ của thôn, chúng tôi đã lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các chính sách về ds-khhgđ đến tận thành viên. ngoài ra, đây cũng là dịp để chị em trao đổi kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tìm hiểu thêm các kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc…".

Từ việc triển khai đề án, các địa phương vùng biển và ven biển ở Hà Tĩnh đã xây dựng được mô hình can thiệp đảm bảo sự phát triển bình thường bào thai và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai. Trong thời gian qua, tại 45 xã thuộc 6 huyện, thị toàn tỉnh triển khai đề án đã có hơn 150.000 lượt người được khám, tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ; gần 9.000 lượt người trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn được khám sức khỏe sinh sản; gần 3.000 người được xét nghiệm máu để phát hiện các loại bệnh; 2.700 trẻ sơ sinh được xét nghiệm máu.

Phụ nữ xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) được tư vấn các kiến thức về chăm sóc SKSS.

Bs bùi quốc hùng, chi cục trưởng chi cục ds-khhgđ tỉnh hà tĩnh cho biết: "10 năm thực hiện đề án 52 đã nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân về vấn đề ds-khhgđ. đến nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, ven biển áp dụng các biện pháp Tr*nh th*i là 58%. tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 95%".

Tháng 4/2009, thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án số 52/2009/qđ-ttg về kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và hải đảo giai đoạn 2009 - 2020. hà tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có 45 xã thuộc 6 huyện, thị được hưởng lợi từ đề án, trong đó: nghi xuân 11 xã, thạch hà 9 xã, cẩm xuyên 6 xã, lộc hà 7 xã, huyện kỳ anh 5 xã, thị xã kỳ anh 7 xã.

Anh Thư - Thanh Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nguoi-dan-vung-bien-ha-tinh-huong-loi-tu-de-an-52-20210219165614823.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin tại buổi họp báo diễn ra ngày 18/3, Bộ Y tế cho biết y tế cơ sở (YTCS) đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do đây là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất
  • Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng Thu*c ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Nghiên cứu về tình trạng vô sinh, được thực hiện trên toàn quốc, mới đây cho thấy, có đến 7 đến 10% cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn.
  • Những dưỡng chất sau có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức lực cho sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nam giới.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY