Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Người gãy xương có nên ăn nhiều xương?

Nhiều người cho rằng gãy xương mà ăn nhiều xương thì vết gãy mau liền theo kiểu “ăn gì bổ nấy”, nhưng thực hư thế nào thì chưa ngã ngũ.
Tôi bị gãy xương cẳng tay do T*i n*n lao động đã bó bột hơn 10 ngày nay. Nghe nói ăn nhiều xương thì nhanh liền vết gãy phải không, thưa bác sĩ?

Nguyễn Văn Đại (Thái Bình)

gãy xương thường gặp do chấn thương như: T*i n*n giao thông, T*i n*n lao động, đánh nhau, bị ngã... Nhiều người cho rằng gãy xương mà ăn nhiều xương thì vết gãy mau liền theo kiểu “ăn gì bổ nấy”, nhưng thực hư thế nào thì chưa ngã ngũ. Ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng người bị gãy xương mà ăn nhiều xương chưa chắc vết gãy có mau liền, bởi ăn nhiều xương lượng canxi và phospho tăng cao do hấp thu từ thức ăn sẽ làm cho thành phần vô cơ trong xương của bệnh nhân tăng lên, gây mất cân bằng giữa tỉ lệ chất vô cơ và hữu cơ làm cho vết gãy lâu liền. Thực tế khi bị gãy xương, sự tái sinh của xương chủ yếu dựa vào màng và tủy xương, mà màng và tủy xương chỉ gia tăng hoạt động trong điều kiện chất keo của xương và nguyên liệu tạo xương được tăng lên. Vì vậy bạn muốn mau liền vết gãy thì cần điều trị sớm, cố định đúng, dùng Thu*c hợp lý và phải rèn luyện chức năng của chi gãy, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các chất: đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa; đường gồm cơm, cháo, ngô, khoai, đậu các loại; mỡ động vật và dầu thực vật; vitamin và yếu tố vi lượng có nhiều trong rau, củ, trái cây, gia vị... để cơ thể chuyển hóa thành chất keo xương và nguyên liệu tái tạo xương. Tuy nhiên thỉnh thoảng ăn món xương hầm cũng tốt nhưng không nên ăn nhiều.

BS. Trần Vă
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-gay-xuong-co-nen-an-nhieu-xuong-21677.html)
Từ khóa: gãy xương

Chủ đề liên quan:

ăn nhiều gãy xương

Tin cùng nội dung

  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
  • Các bác sĩ thuộc Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành Clinical Gastroenterology Hepatology: ăn nhiều đường dễ bị viêm tụy cấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY