Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người lãnh đạo ngành dược trong hai cuộc kháng chiến

DS. Vũ Công Thuyết đảm nhận các chức vụ đầu tiên của ngành dược: Giám đốc Nha Quân dược, Vụ trưởng Vụ Dược chính...
DS. Vũ Công Thuyết đảm nhận các chức vụ đầu tiên của ngành dược: Giám đốc Nha Quân dược, Vụ trưởng Vụ Dược chính, Hiệu trưởng Trường đại học Dược, Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách dược, Chủ tịch Hội Dược học...

DS. Vũ Công Thuyết sinh ngày 2/4/1915 tại Hà Nội. Quê ở làng Trình Xuyên, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, Nam Định. Anh trai là BS. Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh của Chính phủ ngay sau khi nước nhà độc lập, rồi là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ðến với cách mạng

Khi còn đi học tại Trường đại học Y Dược Đông Dương, sinh viên Vũ Công Thuyết rất hăng hái tham gia các hoạt động cứu tế dân nghèo trong Tổng hội Sinh viên. Ông tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp năm 1942, đến làm việc tại một phòng thí nghiệm hóa của quân y Pháp. Ông cùng một số bạn học tham gia nhiều hoạt động xã hội, như phổ biến vệ sinh cho nhân dân, quyên góp Thu*c chữa bệnh cho người nghèo. Năm 1944, ông gia nhập Mặt trận Việt Minh, đã cùng một số dược sĩ, bác sĩ tổ chức quyên góp và mua Thu*c sốt rét, Thu*c chấn thương, bông băng, dụng cụ mổ xẻ gửi lên chiến khu Việt Bắc cho giải phóng quân. Tháng 7/1945, ông gia nhập giải phóng quân cùng là đội viên tiểu đội quân y đầu tiên của giải phóng quân dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh về đánh Nhật giải phóng thị xã Thái Nguyên.

Cách mạng Tháng 8 thành công, ông làm giảng viên Trường Đại học Y Dược, là Chủ nhiệm Khoa Dược, Bệnh viện Đồn Thủy Hà Nội. Ông đã tổ chức thu gom axít và nguyên liệu làm chất nổ cho quân giới rồi cùng một số cán bộ cốt cán xây dựng quân y chuẩn bị kháng chiến. Sau hiệp định sơ bộ 6-3 giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cục trưởng Cục Quân y Vũ Văn Cẩn giao DS. Thuyết quản lý Kho Thu*c Ba Thá mang tên “Ty bào chế tiếp tế của quân đội”, đơn vị quân dược đầu tiên đã có một khối lượng lớn Thu*c và bông băng do DS. Thuyết chuyển từ BV Đồn Thủy tới.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, tại Việt Bắc, DS. Vũ Công Thuyết được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha quân Dược, Phó Cục trưởng Cục Quân y. Ông đã tích cực xây dựng phát triển công tác dược trong hoàn cảnh kháng chiến, động viên cán bộ toàn ngành tự lực cánh sinh nghiên cứu, sản xuất Thu*c và dụng cụ, đào tạo cán bộ dược, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu của quân đội chiến đấu cho đến ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông đã trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch với trách nhiệm Phó ban Quân y. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10/1948.

Năm 1959, Chính phủ điều ông sang Bộ Y tế để xây dựng ngành dược, bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Dược chính. Ông đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền móng ngành dược Việt Nam chính quy.

Hiệu trưởng Trường đại học Dược

Ngày 26/9/1963, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định bổ nhiệm DS. Vũ Công Thuyết giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Dược khoa vừa được tách ra từ Trường đại học Y Dược khoa. Hiệu trưởng Vũ Công Thuyết đã chủ trì lễ tốt nghiệp, trao các bằng tốt nghiệp dược sĩ cao cấp cho các dược sĩ khóa XIII của trường ngày 5/12/1963.

Trên cương vị Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường, ông đã tổ chức bộ máy giảng dạy với các bộ môn và các phòng ban hành chính, hậu cần của một trường đại học chính quy hoạt động phù hợp với tình hình trong các năm đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Nhà trường phải đi sơ tán cách xa Thủ đô, vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo, có số lượng sinh viên tăng nhiều so với các năm trước, với các hệ đào tạo chính quy và hàm thụ, trung cấp và dự bị đại học. Ông quyết định đổi mới việc thi tốt nghiệp: sinh viên làm luận văn song song với thi chuyên môn và chính trị. Và Hiệu trưởng Vũ Công Thuyết đã quyết định khen thưởng các sinh viên xuất sắc khi tốt nghiêp. Ông rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho các dược sĩ chuẩn bị đi phục vụ chiến trường B, C những kiến thức thực tế về sản xuất, bảo quản Thu*c, sử dụng cây làm Thu*c. Năm 1964, DS. Vũ Công Thuyết là đại biểu Quốc hội khóa III của tỉnh Nghệ An.

Thứ trưởng Bộ Y tế

Cuối năm 1966, DS. Vũ Công Thuyết được Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách công tác dược. Ông là Thứ trưởng dược đầu tiên của ngành y tế, đã lãnh đạo ngành dược phát triển mạnh, vững chắc. Trong 10 năm cả nước dốc lòng dốc sức cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã chỉ đạo ngành dược thực hiện chủ trương giải quyết Thu*c một cách chủ động, lấy phát triển Thu*c Nam làm trọng tâm, quản lý chặt chẽ khâu phân phối, bảo đảm trong mọi tình huống không thiếu các Thu*c cấp cứu chiến thương, Thu*c thông thường chữa bệnh. Thu*c phòng chống dịch, Thu*c cho trẻ em. Trong ngành dược, tùy theo điều kiện và khả năng, các đơn vị dược phẩm Trung ương, tỉnh, huyện, phát triển sản xuất Thu*c theo phương châm phân tán. Có 25 xí nghiệp dược phẩm các tỉnh tham gia sản xuất được nhiều Thu*c thiết yếu. Các khoa dược các bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện đều pha chế được huyết thanh truyền tĩnh mạch.

Thực hiện khẩu hiệu “thầy tại chỗ, Thu*c tại chỗ”, ngành dược đã mở rộng mạng lưới phân phối xuống tất cả huyện xã. Có đủ Thu*c chiến thương tại các tuyến, để kịp thời cứu chữa nạn nhân; có các cơ số Thu*c phòng chống dịch và chống bão lụt, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu. Khắp nơi tích cực nuôi trồng dược liệu, nhiều xã có vườn Thu*c Nam, công tác dược tại các bệnh viện các cấp được tổ chức tốt. Trường đại học và các trường trung cấp y dược đã đào tạo được nhiều cán bộ dược các trình độ.

Thứ trưởng Vũ Công Thuyết đã kiên quyết chỉ đạo việc bảo vệ kho Thu*c lớn của hai công ty Dược phẩm và Dược liệu cấp I tại Giáp Bát. Ông đã chỉ huy các cán bộ nhân viên bốc xếp hàng chục nghìn kiện hàng lên hàng trăm lượt xe tải quân đội trong một đêm, vận chuyển tới các địa điểm an toàn, tránh được máy bay Mỹ ném bom phá hủy nặng hai khu kho trên vào ngày hôm sau.

Ông giao nhiệm vụ cho Quốc doanh Y vật liệu TW tổ chức đóng gói hàng chục nghìn thùng sắt tây đựng Thu*c, y dụng cụ để chuyển tới các chiến trường phía Nam, kể cả chiến trường Lào và Campuchia. Trong các năm 1968, 1970, ông đã nhiều lần đi công tác tới các tỉnh Khu IV và Quảng Bình, Vĩnh Linh, luôn bị máy bay địch đánh phá ác liệt để cùng các cán bộ lo toan công tác tiếp tế Thu*c và cấp cứu cho khu vực và cho chiến trường.

Ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Dược điển chỉ đạo việc biên soạn cuốn Dược điển Việt Nam đầu tiên.

Chủ tịch Hội Dược học đầu tiên

Năm 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Dược học và Phó Chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam. Trải qua 6 khóa (24 năm) làm Chủ tịch Hội, ông đã cùng các vị lãnh đạo Hội Dược học kết hợp những lần đi công tác địa phương để tổ chức phát triển hội. Cuối năm 1960, đã xuất bản tập san Dược học để thông tin kịp thời những chủ trương đường lối phát triển ngành dược, những tiến bộ khoa học, những sáng kiến cải tiến trong công tác, những kết quả nghiên cứu khoa học về dược...

Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long

Cuối năm 1977 ông nghỉ hưu. Năm 1988, ông được bầu là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long, nơi tập hợp hơn 4.000 cán bộ trung, cao cấp và lão thành cách mạng nghỉ hưu tại Hà Nội. Cùng với Chủ nhiệm Lê Văn Hiến, ông đã tham gia tổ chức, điều hành, duy trì các buổi sinh hoạt chính trị, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và vui chơi giải trí, hoạt động thể thao.

Một T*i n*n đã xảy ra, một buổi sáng tháng 2/1994, sau buổi sinh hoạt câu lạc bộ, trên đường trở về nhà, hai học sinh tập đi xe máy đã xô vào ông, kéo ông đi 10m và ông bị ngã bên vỉa hè. Ông đã bị chảy máu não, lúc tỉnh lúc mê kéo dài 5 tháng, trải qua hai phẫu thuật lớn: mổ mắt và mổ sọ não. DS. Vũ Công Thuyết đã ra đi vào ngày 6/7/1994 thọ 80 tuổi. Lễ tang ông đã được tổ chức trọng thể. Đông đảo đồng nghiệp, bạn hữu và các học trò đã tới viếng, bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn và chia sẻ sự mất mát rất lớn của gia đình, vì trước đó 2 ngày, người vợ thân yêu của ông, bà Đỗ Thị Ngân bị đau tim nặng cũng chia ly ông và gia đình về cõi vĩnh hằng, khi ông đau nặng trong cùng bệnh viện.

Gia đình ông đã dâng hiến cho Tổ quốc anh con trai thứ hai là Vũ Chí Dũng. Anh Dũng khỏe mạnh, học giỏi, là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Kỹ thuật quân sự. Năm 1969, mới 18 tuổi, theo gương Anh hùng Lê Mã Lương, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù...”, không chờ học xong sĩ quan, anh xung phong đi chiến đấu ở miền Nam. Ở chiến trường, Tiểu đội phó Trinh sát đặc công Vũ Chí Dũng luôn đi đầu đội hình tấn công trong các lần xung trận. Tháng 12/1971, anh Vũ Chí Dũng đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên. Các anh chị và cháu của liệt sĩ Dũng đón được hài cốt anh về Hà Nội, an táng bên mộ bố và mẹ.

Dược sĩ Vũ Công Thuyết có đức độ cần kiệm liêm chính, luôn hết lòng vì công việc. Ông sống điềm đạm, giản dị, chan hòa và nhân ái được cấp trên tín nhiệm, được đồng nghiệp quý mến và tin yêu, được nhiều thế hệ học trò kính trọng. Ông là tấm gương sáng của ngành dược Việt Nam.

DS. Vũ Công Thuyết đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Hai, HC chiến thắng hạng Nhất, HC Chiến công hạng Hai, HC Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba và HC Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

Trần Giữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-lanh-dao-nganh-duoc-trong-hai-cuoc-khang-chien-8197.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY