Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Người mẹ gặp tác dụng phụ kì lạ sau sinh mổ: Đau đớn, hoảng loạn đến nỗi đi đâu cũng sợ hãi

Thêm 1 tác dụng phụ nghiêm trọng sau sinh mổ nhưng ít ai biết khiến người mẹ rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo lắng, đi đâu cũng sợ hãi.

Sau khi sinh mổ, niềm vui nhanh chóng chuyển thành nỗi kinh hoàng

Vẫn biết sinh mổ là phương pháp giúp các mẹ sinh bé an toàn và nhanh chóng hơn trong những trường hợp y tế cần thiết, nhưng những mặt trái của phương pháp này cũng không phải ít. Sau đây sẽ là những chia sẻ rất chân thực về trải nghiệm khủng khiếp của bà mẹ một con sau lần đầu sinh mổ. Điều đáng nói là thêm một

Người mẹ trẻ kể lại: "Khi Thu*c tê hết tác dụng, các giác quan cảm giác trong cơ thể tôi bắt đầu quay trở lại, thì các cơn đau cũng dồn dập kéo đến, từ cảm giác đau nhói, đau châm chích, đau như có lửa đốt, tất cả các kiểu đau mà tôi chưa từng trải qua. Điều kinh khủng hơn là khối xương cột sống của tôi như muốn gãy ra làm nhiều mảnh, cảm giác giống như các bác sĩ vừa cắt các cơ quan nội tạng của tôi ra rồi sau đó lại khâu chúng lại. Giọng tôi yếu dần và khàn đặc, tôi phải gắng hết sức để nói với bác sĩ rằng tôi đang rất đau. Tuy nhiên các bác sĩ không tin tôi vì họ cho rằng Thu*c gây tê tủy sống vẫn còn tác dụng."

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, 3 ngày sau sinh, Danielle tiếp tục bị đưa vào phòng cấp cứu để phẫu thuật cắt ruột thừa. Đau đớn, hoảng loạn và sợ hãi là những gì mà người mẹ trẻ cảm nhận được.

Sau đó Danielle phải kiểm tra răng. Cô chia sẻ: "Khi ngồi vào ghế để khám, tim tôi bắt đầu đập nhanh, tôi toát mồ hôi và tôi bắt đầu thở dốc. Sau đó thì cảm giác như không thể thở được nữa. Bác sĩ cũng không biết tại sao tôi lại hoảng hốt đến thế, đó chỉ là một cuộc kiểm tra bình thường thôi mà". Ba tuần sau, Danielle trở lại để trám răng nhưng vẫn vô cùng hoảng hốt và lo lắng khi cô ngồi vào ghế ở phòng khám.

Hội chứng PTSD - Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Kể từ sau khi sinh mổ và trải qua các cơn đau kinh hoàng, Danielle được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Cô chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ việc sinh nở lại mang đến cho mình những hậu quả nghiêm trọng như vậy. Đáng lẽ đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời tôi, nhưng cuối cùng lại trở thành cơn ác mộng".

Theo trang Psychguides, hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là tình trạng tâm lý không ổn định bao gồm khủng hoảng, hồi hộp, trầm cảm do chấn động lớn xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp của Danielle, hội chứng xảy ra sau khi cô phẫu thuật lấy thai và trải qua các cơn đau khủng khiếp vùng xương sống sau sinh mổ, rồi sau đó là hàng loạt các cơn đau khác mà cô phải trải qua.

Đối với những người mắc PTSD sau sinh mổ, phương thức điều trị phổ biến nhất là kiểm soát lo âu, trị liệu nhận thức và trị liệu phơi nhiễm. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ kê Thu*c chống trầm cảm hoặc Thu*c ổn định tâm lý khác nhau cho người bệnh.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng đối với các bà mẹ bị mắc chứng rối loạn căng thằng sau sinh mổ. Sự quan tâm, khích lệ, thấu hiểu thực sự sẽ giúp người phụ nữ dần hồi phục sau chấn thương.

Nguồn: The Sun, Parent

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-me-gap-tac-dung-phu-ki-la-sau-sinh-mo-dau-don-hoang-loan-den-noi-di-dau-cung-so-hai-20200226192345158.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY